9.11.11

Giới thiệu trang máy ảnh số

      Mayanheway.blogspot.com, là trang blog chuyên cung cấp thông tin, giá cả mặt hàng máy ảnh kỹ thuật số chính hãng các loại, giúp bạn có thể dễ dàng tham khảo các thông tin, thông số kỹ thuật một cách nhanh chóng, từ đơn giản đến chi tiết các đặc tính của sản phẩm máy ảnh số.


      Blog còn luôn cập nhật các tin tức, các đánh giá mới nhất về máy ảnh, giúp bạn có thể thao khảo kỹ lưỡng hơn qua các bài bình luậnđánh giá của các chuyên gia trên thế giới.


    Ngoài ra, trang còn là nơi chia sẻ các kỹ thuật chụp ảnhmẹo chụp ảnh, và các bức ảnh đẹp trên thế giới giúp bạn có thể ra tăng được kinh nghiệm, kiến thức chụp ảnh cho mình.


      Hy vọng các bạn sẽ tìm được cho mình một sản phẩm thật vừa ý và có được các thông tin, kinh nghiêm quý báu để có thể chụp cho mình những bức ảnh đắt giá.

Panasonic Lumix DMC-FS42

Panasonic Lumix DMC-FS42





Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.5 inch
Màu sắcHồng
Trọng lượng Camera112g
Loại thẻ nhớ•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)10.1Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FS42

Panasonic Lumix DMC-FP3

Panasonic Lumix DMC-FP3



Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)3.0 inch
Màu sắcĐen
Trọng lượng Camera125g
Loại thẻ nhớ•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
•  SD eXtended Capacity Card (SDXC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)14 Megapixel
 
Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FP3

Panasonic Lumix DMC-FP1

Panasonic Lumix DMC-FP1



Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcĐen
Trọng lượng Camera120g
Loại thẻ nhớ•  Secure Digital Card (SD)
•  SD High Capacity (SDHC)
•  SD eXtended Capacity Card (SDXC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)14 Megapixel
Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FP1

Panasonic Lumix DMC-FP2

Panasonic Lumix DMC-FP2







Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcĐen
Trọng lượng Camera120g
Loại thẻ nhớ•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
•  SD eXtended Capacity Card (SDXC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)14 Megapixel

Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FP2

Kỹ thuật chụp ảnh máy ảnh kỹ thuật số: Cách dùng đèn flash

Kỹ thuật chụp ảnh máy ảnh kỹ thuật số: Cách dùng đèn flash



Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số thay ống kính đều có đèn flash tích hợp (trừ một số phiên bản như Olympus E-P1, E-P2 hay các máy DSLR chuyên nghiệp). Mặc dù các đèn tích hợp này tỏ ra khá hữu dụng khi chụp ảnh, nhưng nói chung, các đèn này vẫn chưa đủ hiệu quả trong một số trường hợp nhất định.
Để khắc phục nhược điểm này, các máy thay ống kính thường có thêm chấu để lắp đèn flash ngoài. Các đèn lắp ngoài này có công suất đủ lớn để sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Nhưng nếu không điều chỉnh đúng cách, với công suất lớn chúng sẽ dễ dàng làm đối tượng được chụp bị cháy sáng, hoặc nếu đủ sáng thì hậu cảnh lại tối đen khiến ảnh bị bẹp và mất đi chiều sâu cần thiết.
Tìm hiểu về đèn flash lắp ngoài
Các bộ phận của đèn flash. Ảnh: Cnet Asia.
Các bộ phận của đèn flash. Ảnh: Cnet Asia.
1. Đầu của đèn là nơi chứa bóng phát sáng. Một số đèn có khả năng lật hay xoay theo các góc khác nhau, cho phép người chụp có thể hắt sáng theo nhiều hướng khác nhau.
2. Thân đèn là nơi có các nút điều khiển, màn hình hiển thị và khoang chứa pin.
3. Chấu đèn có các đầu nối để tiếp xúc với các tiếp điểm trên chấu lắp đèn ở thân máy. Các chấu này chính là phần để máy ảnh và đèn có thể nhận và truyền lệnh lẫn nhau. Mỗi nhà sản xuất sẽ có các cách bố trí các đầu tối tiếp xúc khác nhau, vì thế đèn hãng nào chỉ có thể dùng trên máy của hãng đó (trừ các thiết bị đến từ các hãng thứ ba).
Ảnh: Cnet
Một số đèn có thể lật xoay phần đầu theo nhiều hướng khác nhau. Ảnh: Cnet Asia.
Sử dụng kỹ thuật hắt sáng
Nếu bạn chĩa thẳng đèn flash vào đối tượng, ảnh có thể sẽ trở nên quá chói. Để tránh tình trạng này, bạn nên lật đầu của đèn flash hướng chéo lên trên để ánh sáng đạp vào trần (nếu trần đủ thấp) hoặc tường ở xung quanh đối tượng. Thao tác này sẽ làm cho ánh sáng được trải đều trên toàn bộ khung cảnh xung quanh đối tượng, làm cho ảnh trông tự nhiên hơn.
Điều chỉnh góc phát sáng phù hợp. Ảnh: Cnet.
Điều chỉnh góc phát sáng phù hợp. Ảnh: Cnet Asia.
Nếu đèn flash có sẵn tấm nhựa hắt sáng ở phía đầu đèn, bạn có thể kéo hết ra rồi bẻ đầu flash hướng thẳng lên trời, khi chụp ánh sáng sẽ phản vào tấm chắn sáng tích hợp này rồi mới tỏa lên đối tượng, làm cho ánh sáng trên đối tượng đều và đỡ gắt hơn. Nếu không có tấm hắt sáng này, bạn có thể khắc phục bằng cách lấy băng dính gắn một tấm nhựa trắng vào sau đèn để thay thế.
Sử dụng cáp nối dài đèn
Dây nối dài đèn flash. Ảnh: Cnet Asia.
Dây nối dài đèn flash. Ảnh: Cnet Asia.
Nếu có thêm kinh phí, bạn có thể mua thêm đây nối dài đèn flash. Với dây nối này, đèn không nhất thiết phải gắn lên trên thân máy nữa, vì thế bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh đèn hắt từ bên trên hay từ một bên của đối tượng. Kỹ thuật này có thể tạo nên những hiệu ứng thú vị như chỉ chiếu sáng một nửa đối tượng, tạo cảm giác như được chụp từ studio.
Một số máy ảnh chuyên nghiệp còn có thể điều khiển đèn flash từ xa mà không cần dây nối. Nếu máy ảnh kỹ thuật số của bạn không có chức năng đó, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách lắp thêm bộ truyền tín hiệu không dây giữa máy và đèn, bạn cũng sẽ có được chức năng gần tương tự.
Chế độ chỉnh tay
Các đèn flash cao cấp thường có thêm chức năng cho phép bạn hiệu chỉnh công suất phát sáng của đèn. Chức năng này cho phép người chụp điều chỉnh mật độ ánh sáng phát ra để phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể. Hiện nay một số máy thay ống kính cũng đã có chức năng tương tự đối với đèn flash tích hợp trên thân máy.
Ký hiệu TTL là gì
Khi sử dụng với đèn flash, bạn thường hay đọc được cụm từ TTL. Từ này được viết tắt từ "Through The Lens" (qua ống kính). Khi một đèn flash có cảm biến đo sáng TTL tích hợp, có nghĩa là đèn có thể tương tác với máy ảnh để biết chính xác trong một cảnh nhất định, máy ảnh sử dụng thông số phơi sáng như thế nào, từ đó đèn sẽ phát một công suất tương ứng vừa đủ để chiếu sáng khung cảnh.
Các đèn flash hiện tại đều có những hệ thống đo sáng TTL rất tân tiến, vì thế mà nhiều nhiếp ảnh gia thường không cần quan tâm tới việc hiệu chỉnh thông số đèn nữa, họ chỉ việc chiếu đèn vào đối tượng và bấm máy.
Sử dụng đèn flash ban ngày
Có thể bạn sẽ thắc mắc: Thế còn việc dùng đèn flash trong điều kiện ánh sáng ban ngày thì sao? Thực ra như trong bài về flash trên máy du lịch cũng đã đề cập, trong những trường hợp chụp ngược sáng (ánh sáng đến từ sau lưng đối tượng), đối tượng lúc này sẽ trở thành bóng đen (silhouette). Lúc này sử dụng flash để bù sáng cho tiền cảnh sẽ làm đối tượng nổi bật trở lại. Trong trường hợp này, nhớ giảm công suất của đèn, thử chụp một vài lần với vài mức khác nhau cho đến khi có được một bức ảnh ưng ý.

Kỹ thuật chụp máy ảnh số: Ảnh RAW

Kỹ thuật chụp máy ảnh số: Ảnh RAW


Một trong những lợi thế của các máy ảnh kỹ thuật số thay ống kính so với các máy ảnh kỹ thuật số du lịch là có thể lưu ảnh ở định dạng nguyên thủy RAW. Về cơ bản, RAW là định dạng dữ liệu chưa qua xử lý bởi bộ xử lý hình ảnh trong máy ảnh. Hay để đơn giản hơn, hãy tưởng tượng định dạng này cũng giống như tấm phim âm bản trong máy phim ngày xưa, nó chứa tất cả những thông tin về bức ảnh. Không như ảnh JPEG, ảnh RAW không qua các xử lý như làm nét hay đổi tông màu của bộ vi xử lý lên ảnh đầu cuối. Vì thế mà ảnh định dạng này cho phép người dùng có thể tùy ý chỉnh sửa hậu kỳ trên máy tính với mức độ chủ động, tinh vi và chính xác hơn là phó mặc cho máy ảnh xử lý. Thêm vào đó, ảnh RAW còn chứa nhiều thông tin liên quan đến các chi tiết vùng sáng và vùng tối của ảnh, từ đó người dùng có thể can thiệp để có được bức ảnh có độ phơi sáng đúng ý của mình hơn.
Kích hoạt chế độ chụp RAW trên máy ảnh của bạn.
Menu phần mềm liên quan đến chất lượng ảnh. Ảnh: Cnet.
Menu phần mềm liên quan đến chất lượng ảnh. Ảnh: Cnet.
Trước tiên, truy cập vào menu và lựa chọn phần liên quan đến chất lượng ảnh hoặc định dạng ảnh. Ở một số máy, chức năng này có thể nằm ở phần chỉnh về Chất lượng (Quality). Nếu không tự mày mò được, hãy xem lại sách hướng dẫn của máy ảnh của bạn.
Khi đã truy cập được chức năng này, thường máy ảnh sẽ đưa ra một vài lựa chọn, trong đó chắc chắn sẽ có ảnh RAW. Các lựa chọn thông thường sẽ là:
Chỉ chụp RAW: Chụp ảnh RAW nghĩa là bạn sẽ phải xử lý toàn bộ các bức ảnh trước khi có thể chia sẻ trên mạng, gửi cho bạn bè hay in ra. Chỉ sử dụng chức năng chụp RAW nếu bạn có nhiều thời gian ngồi bên máy tính để xử lý tất cả các bức.
Chụp cả RAW + JPEG: Sử dụng chức năng chụp cả RAW và JPEG là lựa chọn hợp lý nhất bởi với mỗi ảnh RAW, máy ảnh sẽ tự động thêm một ảnh JPEG giúp người chụp có thể sử dụng được ngay nếu cần mà không phải lo lắng việc chuyển đổi. Ảnh RAW lúc này sẽ trở thành một ảnh gốc giúp bạn khi có thời gian có thể mở lại và chỉnh sửa sau này. Hầu hết các máy ảnh thay ống kính còn cho phép người dùng lựa chọn chế độ chất lượng của ảnh JPEG chụp kèm này.
Trong hình là lựa chọn kích thước ảnh. Ảnh: Cnet.
Trong hình là lựa chọn kích thước ảnh. Ảnh: Cnet.
Chỉ chụp JPEG: Chỉ chụp JPEG là cách thức thông dụng nhất, nhất là trong trường hợp thẻ nhớ của bạn đã bắt đầu hết dung lượng. Nếu đủ dung lượng thẻ hoặc có nhiều thẻ dự trữ, tốt nhất nên chọn chế độ chụp cả RAW và JPEG đồng thời.
Xử lý ảnh RAW
Phần mềm chuyên xử lý ảnh RAW. Ảnh: Cnet.
Phần mềm chuyên xử lý ảnh RAW. Ảnh: Cnet.
Sau khi chuyển ảnh RAW vào máy tính, bạn có thể sử dụng các phần mềm chuyên xử lý ảnh RAW để chỉnh sửa hoặc chuyển đổi thành các định dạng ảnh thông dụng khác như JPEG hay TIFF. Hầu hết máy ảnh thay ống kính đều có các đĩa phần mềm chuyên dụng của chính hãng đi kèm chuyên cho xử lý ảnh này như phần mềm SilkyPix của Panasonic, Olympus Studio của Olympus hay Digital Photo Professional của Canon...
Do mỗi hãng lại có cách lưu giữ thông tin nguyên gốc ảnh RAW khác nhau nên mặc dù cùng là ảnh RAW nhưng các định dạng RAW này là khác nhau, vì thế, bạn không thể dùng phần mềm xử lý ảnh RAW của hãng này để xử lý ảnh RAW của máy ảnh hãng khác. Tuy nhiên, hiện các phần mềm xử lý ảnh chuyên nghiệp như Adobe Lightroom hay Photoshop đều đã hỗ trợ hầu hết các định dạng RAW của các hãng máy ảnh có mặt trên thị trường, chỉ có điều do là các phần mềm thương mại nên giá cả mua bản quyền các phần mềm này cũng không hề rẻ.
Khi đã mở ảnh RAW với phần mềm chuyên dụng, bạn có thể chỉnh sửa rất nhiều thông số của ảnh như thay đổi tùy chọn cân bằng trắng (WB), xử lý phơi sáng, thêm độ tương phản... Do các xử lý ảnh RAW dựa trên nguyên gốc nên bạn có thể chỉnh sửa tùy ý mà không sợ làm thay đổi chất lượng ảnh sau mỗi lần xử lý. Khi đã có được một bức ảnh ưng ý, lúc này bạn mới cần chuyển ảnh này về JPEG hoặc TIFF để dễ dàng sử dụng và chia sẻ.
Lưu giữ ảnh RAW
Lưu ý nên lưu dự phòng ảnh RAW của bạn trên các đĩa DVD hay ổ cứng ngoài để phòng khi sẽ cần đến sau này.
Ba lợi thế của định dạng RAW
1. Định dạng RAW lưu nhiều thông tin hơn JPEG, vì thế, người dùng có thể có được chi tiết về vùng sáng tối của ảnh tốt hơn khi xử lý hậu kỳ hơn là để máy ảnh tự xử lý và lưu với định dạng JPEG vốn là định dạng nén dữ liệu có suy hao.
2. Các phần mềm xử lý ảnh RAW chuyên nghiệp sẽ càng có thêm nhiều tính năng tiên tiến sau mỗi lần cập nhật phiên bản, từ đó giúp người dùng luôn khai thác được tối đa các công nghệ xử lý ảnh RAW mới nhất.
3. Khi đã học được những kỹ thuật xử lý ảnh, bạn sẽ thấy rằng việc lưu giữ ảnh RAW và khả năng chỉnh sửa không giới hạn của nó thật tuyệt vời.
Ba bất lợi của định dạng RAW
1. Do chứa nhiều thông tin hơn nên dung lượng ảnh RAW lớn hơn JPEG nhiều lần, vì thế bạn cần phải có thẻ nhớ có dung lượng đủ lớn nếu muốn chụp định dạng này.
2. Không như JPEG, không phải phần mềm nào cũng có thể mở được ảnh RAW.
3. Chụp ảnh RAW do dung lượng lớn nên bộ nhớ đệm sẽ đầy rất nhanh, vì thế có thể hạn chế phần nào tốc độ chụp liên tiếp của ảnh, nhất là với những nhiếp ảnh gia chuyên chụp tốc độ.

Kỹ thuật chụp ảnh máy ảnh số: Chụp ảnh HDR

Kỹ thuật chụp ảnh máy ảnh số: Chụp ảnh HDR



Đôi khi chụp ảnh xong, bạn mới thấy là ở các vùng sáng hoặc vùng tối trong ảnh của mình thiếu độ chi tiết. Lý do đơn giản vì cảm biến máy ảnh kỹ thuật số chỉ có thể tối ưu hóa hoặc vùng sáng hoặc vùng tối chứ không thể cả hai vùng một lúc. Do đó, một số nhiếp ảnh gia đã áp dụng một kỹ thuật nhằm tăng cường dải tương phản động của ảnh (hay còn gọi là HDR_high dynamic range) để khắc phục hạn chế này của cảm biến.
Ảnh HDR có thể đem lại những hiệu quả cảm xúc nhất định bởi nó thể hiện đầy đủ chi tiết trên toàn dải của một bức ảnh. Hiện nay một số các máy ảnh kỹ thuật số đã được tích hợp chức năng tạo ảnh HDR ngay trên máy, nhưng các chức năng này vẫn còn có những hạn chế nhất định so với các phần mềm chuyên dụng trên máy tính.
Dưới đây là các bước tạo ảnh HDR.
Chụp ảnh với chế độ phơi sáng liền kề (Bracketing).
Chế độ chụp ảnh Bracketing. Ảnh: Cnet.
Chế độ chụp ảnh Bracketing. Ảnh: Cnet.

Máy ảnh của bạn chắc chắn sẽ có chức năng cho phép bạn chụp bracketing, nghĩa là cùng một khung cảnh, máy sẽ chụp 3 đến 5 ảnh liên tục với các giá trị bù sáng khác nhau. Đây là bước cơ bản đầu tiên bởi lẽ ảnh HDR bản chất chính là những sự kết hợp các bức ảnh phơi sáng khác nhau, trộn các bức ảnh này lại, kết hợp chi tiết ở một vùng trên một ảnh với chi tiết ở vùng khác trên một ảnh khác, từ đó tạo ra một bức ảnh có thể hiển thị chi tiết trên toàn dải.
Chức năng bracketing cho phép chụp được từ 3, 5 đến 7 ảnh liền nhau. Một trong các bức ảnh này sẽ là bức ảnh đúng sáng, trong khi các bức khác sẽ được phân đều về hai phía, hơi quá sáng hoặc hơi thiếu sáng. Nếu không biết chắc về cách đặt chế độ chụp bracketing, bạn có thể tìm hiểu thêm ở sách hướng dẫn sử dụng.
Ảnh chụp với 3 chế độ bù trừ sáng khác nhau. Ảnh: Cnet.
Ảnh chụp với 3 chế độ bù trừ sáng khác nhau. Ảnh: Cnet.
Khi chụp ảnh để dự định làm ảnh HDR, tốt nhất nên sử dụng chân máy để vừa cố định khuôn hình, vừa chống rung. Bởi lẽ để có thể kết hợp hoàn hảo các độ phơi sáng khác nhau này, các bức ảnh phải có cùng khuôn hình, cùng góc nhìn và cùng từ một vị trí chụp. Bất kỳ sự dịch chuyển nào dù chỉ chút ít của máy ảnh cũng có thể khiến bức ảnh đầu cuối bị mờ.
Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy chọn các cảnh có độ tương phản cao, bởi lẽ với các cảnh kiểu này, chế độ bracketing sẽ chụp được toàn bộ các chi tiết của cả vùng tối và vùng sáng, và bức ảnh kết hợp sẽ thể hiện hoàn hảo tất cả các chi tiết này trong bức đầu cuối.
Xử lý ảnh HDR.
Một bức ảnh đúng sáng chưa qua xử lý. Ảnh: Cnet.
Một bức ảnh đúng sáng chưa qua xử lý. Ảnh: Cnet.

Khi chụp xong, hãy chuyển bức ảnh vừa chụp vào máy tính. Sau đó, dùng một phần mềm xử lý HDR như Adobe Photoshop CS5 hay Photoshop Elements 8 có chức năng trộn các ảnh này với nhau. Nếu không có sẵn các phần mềm chuyên nghiệp, hãy thử dùng các phần mềm miễn phí từ các hãng thứ ba như Picturenaut.
Phần mềm xử lý ảnh HDR. Ảnh: Cnet.
Phần mềm xử lý ảnh HDR. Ảnh: Cnet.

Về cơ bản, các phần mềm sẽ hỏi bạn chọn những bức ảnh nào để trộn HDR. Hãy chọn 3, 5 hay 7 tùy lúc chụp bạn chọn chế độ nào.
Một bức ảnh HDR đã được xử lý. Ảnh: Cnet.
Một bức ảnh HDR đã được xử lý. Ảnh: Cnet.

Sau khi lựa chọn xong, hầu hết các chương trình sẽ cho bạn xem trước bức ảnh HDR đầu cuối sẽ như thế nào. Tùy vào kết quả mà bạn có thể tinh chỉnh thêm một số thông số như độ tương phản, độ bão hòa… để có được một bức ảnh ưng ý theo gu thẩm mỹ riêng.
Chọn RAW hay JPEG.
Có thể nhiều người sẽ hỏi với HDR nên chụp định dạng RAW hay JPEG. Nếu không quá cầu kỳ thì thực ra chỉ cần JPEG là đủ. Nhưng nếu quan tâm đến chi tiết thì vẫn cứ nên chụp RAW, chỉ lưu ý một điều là phải xử lý RAW sang JPEG hoặc TIFF trước rồi mới tiến hành trộn ảnh HDR.
Một số nhiếp ảnh gia lại chọn cách chụp ảnh RAW, sau đó họ xử lý một ảnh RAW đó thành 3 ảnh với các độ bù sáng khác nhau (một đủ sáng, một thiếu sáng, một thừa sáng), tương tự như phương pháp chụp bracketing. Mặc dù cũng có thể tạo được HDR, tuy nhiên, các bức ảnh này lại phụ thuộc vào việc ảnh RAW của người chụp có chứa đủ hết các thông tin trên các vùng sáng tối cần thiết hay không. Thực tế cho thấy, để có được một hiệu ứng HDR tốt nhất, bạn vẫn nên tiến hành chụp nhiều bức rồi trộn lại.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More