12.12.11

Nhiếp ảnh giúp nhìn thấy những điều kỳ thu

Nhiếp ảnh giúp nhìn thấy những điều kỳ thú


Do nhiều yếu tố mà có rất nhiều cảnh, nhiều hiện tượng mà mắt thường hoặc không thấy, hoặc dễ dàng bỏ qua, và chỉ thực sự trở nên ấn tượng khi nhìn lại qua tấm ảnh đã chụp.
Một bức ảnh khi được chụp, người xem có thể thấy một màu nào đó bị bắt màu từ đối tượng khác khiến cho màu đó nổi lên rất ấn tượng. Ảnh:
Một bức ảnh khi được chụp, người xem có thể thấy một màu nào đó bị bắt màu từ đối tượng khác khiến cho màu đó nổi lên rất ấn tượng. Ảnh: Digitalpixel.
Chuyển động – đây là một kiểu chụp ảnh kinh điển, ghi lại chuyển động bằng cách chụp với tốc độ chậm (như thác nước, dòng chảy).
Màu sắc – Não chúng ta thường có xu hướng tự điều chỉnh trung hòa màu sắc để tạo nên một chỉ số cân bằng trắng riêng biệt. Ví dụ, một bức ảnh khi được chụp, người xem có thể thấy một màu nào đó bị bắt màu từ đối tượng khác khiến cho màu đó nổi lên rất ấn tượng và bắt mắt. Nhưng trên thực tế, khi ở cảnh thật, mắt đã tự điều tiết để trung hòa khiến cho nếu không để ý, chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua hiện tượng bắt màu này.
Phối cảnh – Thay đổi phối cảnh chủ yếu do thấu kính trong ống kính. Ở ngoài cảnh thực, phối cảnh sự vật có khoảng cách nhất định tới mắt người, tuy nhiên, với những ống kính góc rộng, phối cảnh sẽ thay đổi hẳn, vật gần như gần hơn, còn vật xa trông xa hơn… Mặc dù ống kính góc rộng, hay thậm chí mắt cá khiến hình bị méo, nhưng chính sự thay đổi phối cảnh này nếu biết tận dụng có thể đem lại hiệu quả rất bất ngờ.
Ánh sáng – Với một thời gian phơi sáng đủ lâu, khó có cảnh nào được gọi là thiếu sáng đối với máy ảnh cả. Tuy nhiên, mắt người lại đòi hỏi phải có ánh sáng thật thì mới nhìn thấy cảnh vật. Nói cách khác, độ sáng đối với mắt người đo bằng lượng photon (hạt sáng) thực thu được tại thời điểm đó, trong khi độ sáng đối với cảm biến máy ảnh được đo bằng lượng photon thu được trong một khoảng thời gian định trước. Chính vì thế, có những cảnh trong đêm tối, khi mắt người gần như bất lực thì bằng kỹ thuật chụp ảnh đêm với thời gian phơi sáng dài, đối tượng của cảnh đêm sẽ hiện lên rõ nét và có thể khiến cho người xem kinh ngạc về độ chi tiết.
Những bức ảnh "hiện hình" màu sắc hoặc chuyển động có rất nhiều, nhưng hội tụ cả bốn yếu tố trên thì ít. Dưới đây là một trong những ví dụ minh họa hội tụ cả bốn yếu tố.
Bãi biển Herring. Ảnh Howard Gril, chụp với thời gian phơi sáng 30 giây, độ mở f/1.8.
Bãi biển Herring. Ảnh Howard Gril, chụp với thời gian phơi sáng 30 giây, độ mở f/18.
Với thời gian phơi sáng tới 30 giây, các con sóng đánh vào bờ đã bị xóa nhòa, tạo nên một bờ biển sóng sánh, mềm mại như sương.
Màu xanh của những viên đá và cát trong ảnh là có thực do ánh hắt từ màu xanh của bầu trời đêm. Ở cảnh thật, do mắt người tự động trung hòa màu nên ánh xanh rất dễ bị bỏ qua. Nhưng khi chụp lên ảnh, ánh hắt lại tạo thành màu rất ấn tượng.
Phối cảnh xa gần do được chụp bằng ống góc rộng cũng tạo nên một khung cảnh khá thú vị, những viên sỏi ở tiền cảnh trông rất gần, trong khi bờ biển phía xa trông lại như xa hơn, tạo nên sự mênh mông của cảnh vật.
Cảnh trong ảnh trông khá rực rỡ, tuy nhiên trên thực tế nó được chụp ở thời điểm trời đã gần như tối (thời gian phơi sáng lên tới 30 giây).
Nguyễn Hà

Lấy cảm hứng từ ảnh người khác

Lấy cảm hứng từ ảnh người khác

Đừng cố bắt chước cách sắp xếp những tấm ảnh này, bởi rất khó làm lại một khoảnh khắc đẹp tương tự. Ảnh: Digital Photography School.
Đừng cố bắt chước cách sắp xếp những tấm ảnh này, bởi rất khó làm lại một khoảnh khắc đẹp tương tự. Ảnh: Digital Photography School.
Ý tưởng không tự dưng đến. Đôi khi bạn không thể nghĩ được gì mới thì lúc này hãy vào các trang ảnh và xem một lượt ảnh của đủ các tay máy trên toàn thế giới. Cảm hứng và ý tưởng có thể sẽ trở lại.
Nên đánh dấu những trang chuyên ảnh như Flickr, Picasa, Photobucket... hay các diễn đàn chuyên ảnh tại Việt Nam. Tham khảo ảnh từ những nick mà mình yêu thích, dù là chuyên nghiệp hay không chuyên, ngắm nghĩa xem cách thức họ chọn để thể hiện một khung cảnh như thế nào.
Nếu có thể, hãy tạo hẳn một thư mục trên máy tính và có thể đặt tên là "Nguồn cảm hứng" chẳng hạn. Trong thư mục này, bạn có thể sưu tầm những bức ảnh thuộc đủ mọi thể loại và sắp xếp chúng thành từng mục riêng. Khi chuẩn bị phải chụp ảnh thuộc lĩnh vực nào đó, ví dụ ảnh cưới chẳng hạn, hãy mở thư mục lĩnh vực đó ra và xem một vài ảnh mà bạn cho là đẹp và có cảm hứng nhất (nên nhớ chỉ một vài thôi, nếu không bạn sẽ bị ảnh hưởng và không sáng tạo được gì hết). Và cũng đừng cố bắt trước cách sắp xếp của những tấm ảnh này, bởi nếu đấy không phải ý tưởng của bạn, sẽ rất khó có thể làm lại được một khoảnh khắc đẹp tương tự. Chỉ nên lấy đó làm cơ sở để tìm ra cách bố trí hợp lý nhất theo con mắt của riêng bạn.
Dưới đây là một vài ví dụ về những bức ảnh dùng để khơi gợi cảm hứng và kết quả.
Kiểu chụp đôi.
Kiểu chụp đôi.
1. Đây là kiểu chụp đôi khá kinh điển. Bức bên trái là nguồn cảm hứng, còn bức bên phải là của tác giả Elizabeth Halford tại trang glaciercake.com thuở ban đầu. Có thể nhận thấy kiểu sắp xếp gần như được sao chép nguyên vẹn và cho dù chất lượng khá đẹp, vẫn thiếu đi chất tự nhiên và cái hồn cần có.
Từ dáng chụp đôi thông thường (bên trái), tác giả đã tìm được một góc độ mới (bên phải).
Từ dáng chụp đôi thông thường (bên trái), tác giả đã tìm được một góc độ mới (bên phải).
2. Bức thứ hai tác giả đã cải tiến hơn nhờ vào việc tìm kiếm ý tưởng trên trang chia sẻ ảnh Flickr. Từ dáng chụp đôi rất thông thường bên trái, tác giả đã tìm được một góc độ mới sáng tạo hơn và ấn tượng hơn cho bức ảnh chụp đôi của mình (bên phải).
Nguyễn Hà

Ảnh Giáng sinh đẹp nhất

Ảnh Giáng sinh đẹp nhất




Ảnh Mùa Giáng sinh vui tươi của tác giả Nguyễn Văn Thương.
Ảnh Mùa Giáng sinh vui tươi của tác giả Nguyễn Văn Thương.

Trong các loạt ảnh Giáng sinh của độc giả Số Hóa, không nhiều ảnh nổi trội về bố cục, kỹ thuật chụp cũng như bám sát chủ đề của chương trình - Giáng sinh an lành - với ý nghĩa là thể hiện được những cảnh yên bình, khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc của gia đình, bạn bè trong mùa Giáng sinh, năm mới.
Ảnh Mùa Giáng sinh vui tươi của độc giả Nguyễn Văn Thương là một bức ảnh có bố cục cơ bản rất điển hình. Tác giả đã đặt ông già Noel ở vị trí trung tâm ảnh với vai trò là trọng tài của cuộc chơi một cách rất chuẩn mực. Theo cố vấn của chương trình, Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng, bức ảnh này chưa thực sự xuất sắc khi góc chụp bố cục chưa có sự đột phá nhất định và điểm yếu nữa là khiến cho người xem có cảm giác sắp đặt dù có thể có thêm lý do vì ít người thấy cảnh trẻ em dân tộc với ông già Noel. Tuy nhiên, điều này cũng có thể xảy ra nếu như trong một chương trình nào đó như bạn Thương viết trong lời tựa, "cứ vào dịp Giáng sinh, tôi và bạn bè là những nhà doanh nghiệp ở TP HCM lại lên vùng sâu xã Đắc Son, huyện Đắc Glong của tỉnh Đắc Nông, nơi có làng dân tộc Mông di cư từ Lào Cai vào lập nghiệp. Cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Chúng tôi có những phần quà nhỏ, bánh kẹo, sách vở... tặng các cháu".
Mùa Giáng sinh vui tươi không phải là bức ảnh xuất sắc nhất về kỹ thuật và bố cục, nhưng nó có khoảnh khắc sinh động khi một đội kéo co bị tuột tay và có nội dung khiến độc giả có thể suy nghĩ về sự phát triển của vùng cao với sự du nhập của văn hóa phương Tây. Chính vì lẽ đó, bức ảnh được đa số phiếu bầu chọn của Ban biên tập.
Ảnh được tác giả Nguyễn Văn Thương chụp bằng máy Nikon D700, ống kính 24-85mm, ISO 500, khẩu độ 11, tốc độ 125.
Chủ đề tiếp theo của mục Ảnh độc giả là Tết đến - Xuân về, sẽ kéo dài trong một tháng, từ 20/1 tới hết ngày 20/2. Nội dung chủ yếu xoay quanh Tết với con người và cảnh vật của mùa xuân. Độc giả có thể tự do thể hiện các thể loại ảnh với chủ đề này và gửi lên chương trình vào ngày 20/1. Phần thưởng cho ảnh đẹp nhất của chủ đề này là các mẫu tai nghe Sennheiser thời trang.
Linh Chi

Kinh nghiệm chụp ảnh tĩnh vật

Kinh nghiệm chụp ảnh tĩnh vật


Để thực hiện chụp ảnh tĩnh vật với máy ảnh DSLR, người chụp cần có một ống kính tiêu chuẩn, ví dụ ống fix tiêu cự tương đương 50mm và tripod.
Chụp ảnh tĩnh vật với máy DSLR và ống fix 50mm. Ảnh: Ephotozine.
Chụp ảnh tĩnh vật với máy DSLR và ống fix 50mm. Ảnh: Ephotozine.
Theo trang web Ephotozine, trước hết người chụp cần xác định rõ mục đích sử dụng cho những bức ảnh của mình, đôi khi chỉ cần thể hiện sản phẩm trông như thế nào. Ví dụ, khi chụp một cây bút, chỉ cần đặt lên một bề mặt phẳng, chụp ảnh lại là đủ mô tả về nó, nhưng nếu đặt cùng với một bảng viết trên một mặt bàn gỗ cũ kỹ thì cây bút lại nằm trong một câu chuyện riêng và gây được cảm hứng cũng như sự chú ý hơn.
Để chụp một bức ảnh sản phẩm đẹp, người chụp nên sử dụng sản phẩm mẫu đang ở trạng thái tốt nhất.
Ánh sáng là yếu tố chính trong một bức ảnh sản phẩm, nên cần phải bố trí ánh sáng phòng chụp tốt và tránh đánh flash trực tiếp và gắt. Nên sử dụng hắt sáng hoặc dù, vải để làm ánh sáng "mềm" hơn, giảm bóng đổ và phản chiếu. Nếu chụp ảnh JPEG, nên chú ý lấy cân bằng trắng chuẩn hoặc chụp RAW để có thể dễ dàng thay đổi khi xử lý hậu kỳ.
Thực hành.
Bạn hãy tập thể hiện khả năng sáng tạo với các vật mẫu thông dụng sau.
- Sách và kính trắng.
- Hạt cà phê đổ phía trước cốc cappuccino hoặc từ bình đựng.
- Cốc nước đầy trên bàn.
- Bút và ô chữ.
- Trái cây.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More