15.10.11

Chụp ảnh đẹp với máy ảnh số bất kỳ (phần 1)

Không nên bỏ qua vài trò của người cầm máy trong việc tạo ra "cái hồn" cho tác phẩm. Những người mới chơi thường mắc phải tâm lý "mặc cảm" khi cho rằng máy ảnh du lịch mình đang cầm trong tay không thể chụp đẹp bằng "đàn anh" DSLR hầm hố. Tất nhiên, mỗi thiết bị đều có ưu nhược điểm riêng và đều ảnh hưởng không nhỏ tới bức ảnh cuối cùng. Tuy vậy, cũng không nên bỏ qua vai trò của người cầm máy trong việc tạo ra "cái hồn" cho tác phẩm, thể hiện ở cách chọn điểm nhìn và thời khắc bấm máy. Với một chút tinh ý và sự thuần thục trong kỹ năng sử dụng thiết bị, bạn hoàn toàn có thể tạo ra những thước chụp đẹp dù đang cầm loại máy ảnh nào đi chăng nữa.

Sau đây là một vài gợi ý nhỏ.
1. Làm chủ thiết bị
Máy ảnh góp phần tạo nên một bức ảnh đẹp, nhưng không thể thay thế vai trò của người chụp.





Nếu bạn đang dự định mua máy ảnh, hãy tính đến mục đích sử dụng nó sau này. Không nên bỏ một khoản tiền lớn mua máy ảnh "khủng" mà cuối cùng chỉ dùng để chụp ảnh lưu niệm cho gia đình và bạn bè. Máy ảnh du lịch độ phân giải trong khoảng từ 8 đến 12 Megapixel là quá đủ cho hầu hết các nhu cầu in ấn và cắt cúp thông thường. Độ phân giải vượt ngưỡng này có thể làm ảnh bị sai lệch màu sắc và khá nhiễu nếu chụp thiếu sáng. Ngoài ra, ảnh có độ phân giải lớn cũng khiến bạn mất thêm nhiều dung lượng lưu trữ trên thẻ nhớ và ổ cứng. Khi đã sở hữu một chiếc máy ảnh trong tay, hãy đọc qua hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Đây là cách ngắn nhất để làm quen với bộ tính năng phong phú của máy và tiến tới làm chủ hoàn toàn thiết bị. Nếu là người mới chơi, nên bắt đầu với những chức năng tự động và hệ thống mặc cảnh có sẵn. Khi đã thuần thục thì hãy tiến tới các chức năng chỉnh tay phức tạp hơn. Ba thông số quan trọng luôn phải nhớ là độ nhạy sáng ISO, thời gian phơi sáng và khẩu độ ống kính.


2. Tìm đối tượng để "bắt hình"
Với những người mới chơi, chụp ảnh gia đình và bạn bè luôn là cách tiếp cận đơn giản nhất. Ảnh lưu niệm không quá gò bó về mặt kỹ thuật cũng như bố cục. Một số người lại bắt đầu với thể loại nhiếp ảnh phong cảnh, tĩnh vật hoặc khám phá thế giới macro vì s phong phú về mặt đề tài cũng như sở thích bản thân. Bạn nên chụp nhiều để xây dựng cho mình một điểm nhìn hợp lý và quen dần với việc phản xạ nhanh trước các tình huống. Chụp nhiều cũng giúp bạn dễ dàng lựa ra những bức ảnh đẹp để xử lý và in ấn sau này.


3. Nắm vững các quy tắc bố cục
Kiểm soát bố cục ảnh bằng quy tắc một phần ba.




Xét về mặt kỹ thuật, một bức ảnh đẹp luôn phải tuân theo các quy tắc bố cục chặt chẽ. Lỗi "thiếu đầu, thừa đuôi" rất hay xảy ra, kể cả với dân chuyên nghiệp khi chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc và chân dung. Bạn có thể khắc phục bằng cách xoay hoặc cắt cúp lại ảnh, nhưng không phải bao giờ cách này cũng có tác dụng. Hãy cố gắng nhớ một vài quy tắc bố cục căn bản nhất (như quy tắc một phần ba, quy tắc đường chéo...) và tự tạo cho mình trách nhiệm với từng cú bấm máy. Một khi làm được điều nay, bạn coi như đã nắm chắc
90% thành công.

Những bức ảnh đẹp 2011 (2)


Những bức ảnh đẹp dưới đây được tạp chí National Geographic bình chọn.
 



Một chú rắn nước cực độc (Agkistrodon piscivorus) đang trong tư thế phòng thủ tại một rãnh nước ở North Carolina, Mỹ.



Kate Rutherford, một nữ vận động viên leo núi, đang leo lên vách đá dựng đứng gần thác nước Yosemite trong khu bảo tồn quốc gia Yosemite, Mỹ.



Gấu bắc cực mẹ cõng gấu con sau khi hai mẹ con bơi dưới nước lạnh giá ở Bắc cực.



Hình ảnh phản chiếu của ngọn núi Matterhorn xuống mặt hồ Riffel (Thụy Sỹ) vào lúc bình minh.



Cánh đồng cỏ đẹp ngỡ ngàng dưới nắng xuân.



Một mũi ở khu bảo tồn quốc gia Arches (Mỹ) nổi bật trong bầu trời đêm đầy sao.



Dòng suối Badab Sourt ở Sari (Iran) bắt đầu tan chảy sau khi mùa đông giá lạnh qua đi. Dòng suối này nằm trên ngọn núi Alborz, có độ cao 1.840m trên mực nước biển.



Những làn mây bao phủ trên bầu thung lung Lago di Olginate, Italy. Tô sắc cho những đám mây trắng là ánh đèn của thị trấn và ngôi làng nhỏ trong đêm.



Những tia chớp sáng rực trên bầu trời Scottsdale, Arizona, Mỹ.



Hình ảnh phản chiếu lung linh của ngon núi El Capitan xuống dòng sông Merced trong khu bảo tồn quốc gia Yosemite, Mỹ.



Lễ hội voi là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất ở Jaipur (Ấn Độ), thường diễn ra vào tháng 3 hàng năm. Những con voi tham dự Lễ hội này được trang điểm với áo khoác và trang sức nhiều màu sắc rất ấn tượng.
 


Hình ảnh một chú ngựa bạch chạy trên thảo nguyên thanh bình.



Một cặp chuồn chuồn kim đang giao phối tạo thành hình trái tim.



Một con tác kè đang tắm nắng sớm tại khu bảo tồn quốc gia Zion, Mỹ.



Một chú chim kiwi con đang cất tiếng gọi mẹ.



Con trâu này đang đầm mình dưới bùn để tránh nóng trên hòn đảo Komodo, Indonesia.



Đây là một gia đình khỉ ở Macritchie Reservoir, Singapore. Hai con khỉ trưởng thành đang bắt rận cho nhau, trong khi, khỉ con nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ.



Cận cảnh một con cua hoàng đế Alaska.



Hình ảnh một con ốc sên đang bò trên lá là một biểu tượng cho ý chí của con người.



Thảo nguyên thanh bình ở Scotland.



Một buổi chiều mùa đông ở Alberta, Canada.



Một phụ nữ ngồi trên mối nối giữa hai toa tàu đang chạy ở Dhaka, Bangladesh. Đây là cảnh tượng phổ biến trên các chuyến tàu vào tháng Ramadan ở Bangladesh do số lượng người đi tàu quá đông.



Một gia đình loài sói xám đang kiếm ăn trên tuyết lạnh ở nam Canada.



Hình ảnh một con chim sâu mặt trống đang làm tổ để mời gọi bạn tình.



Hình ảnh tuyết phủ trắng một bến tàu trên hồ Zug (Thụy Sỹ) khi bình minh.



Một con cú nhỏ đang đậu trên cành cây khô ở miền Trung của Tây Ban Nha.



Bình minh trên bãi biển Sanur ở Bali, Indonesia.



Ánh đèn rực rỡ nhiều sắc màu bên ngoài một nhà hàng hải sản ở Port Orford, Oregon (Mỹ).



Một cơn giông chuẩn bị diễn ra trên bán đảo Snæfellsnes, Iceland.



Hình ảnh những quả bông trắng muốt ở Landmannalaugar, Iceland.

Những bức ảnh đẹp 2011


1. Cây Camel Thorn- Namibia

Ảnh: Frans Lanting 

Sa mạc Namib là sa mạc lớn nhất Namibia. Tên "Namib" trong tiếng Nama có nghĩa là "to lớn". Đây là sa mạc "nhiều tuổi" nhất thế giới (khoảng 80 triệu năm). Namib có diện tích khoảng 55000 km²(Chiều dài 1500 km ,và chiều rộng khoảng từ 80km đến 160 km dọc theo bờ biển Atlantic). Nhiệt độ ban đêm trung bình là 0°C và nhiệt độ ban ngày trung bình là 50°C.

Sossusvlei có một cái tên khác là Dead Vlei, nghĩa là đầm lầy chết, nó chính là nguyên nhân giết chết những cái cây Camel Thorn trên sa mạc.

Những đồi cát cao chót vót đỏ rực của Sossusvlei nằm trong vùng sa mạc Namib là một nơi có phong cảnh đẹp nhất và ngoạn mục nhất tại Namibia. Sossusvlei giống như một chiếc 'chảo' chứa đầy đất sét được tạo ra từ dòng sông Tsauchab. Người ta thường gọi Sossusvlei bằng một cái tên khác Dead Vlei, có nghĩa là đầm lầy chết và nó chính là nguyên nhân kỳ quái giết chết những cái cây Camel Thorn trên sa mạc. 

Bức ảnh như một bức tranh với 2 mảng màu tối sáng đối lập. Ghi lại hình ảnh Sossusvlei đẹp và đỏ rực nhất là vào lúc hoàng hôn nơi những cây Camel Thorn. 

2. Cảnh nhảy núi ở Yosemite (Mỹ)

Ảnh: Lynsey Dyer

Những người tham gia môn thể thao này cho hay nhảy núi ở Yosemite còn an toàn hơn là leo núi bộ.

3. Công viên điêu khắc dưới nước Grenada

Ảnh: Jason de Caires Taylor

Bức ảnh ghi lại hình ảnh đặc biệt của công viên điêu khắc dưới nước. Thay vì khung cảnh ảm đạm đô thị cho các sáng tạo của mình, Jason Taylor đã sáng tạo ra một công viên điêu khắc dưới nước tuyệt đẹp và độc đáo trong các vùng nước nông ngoài khơi đảo Tây Ấn của Grenada. 

Tất cả những tuyệt tác này được tạo bởi nhà điêu khắc người Anh Jason Taylor, các tác phẩm mô phỏng theo cuộc sống, sinh hoạt đời thường của con người được thực hiện dưới mặt nước gần những rặng san hô xinh đẹp tại vùng biển Grenada.

4. Chèo thuyền ở hồ Situ Gunung, Indonesia

Ảnh: Hardi Budi

5. Hiện tượng cực quang ở Iceland

Ảnh: Olgeir Andresson

Những dải ánh sáng nhiều màu chuyển động liên tục trông như những dải lụa phấp phới trên nền trời.

Đất nước Iceland hay còn biết đến là Băng đảo với khí hậu lạnh bậc nhất thế giới. Đây là đảo quốc nằm giữa vùng biển Greenland và Bắc Đại Tây Dương, giáp vòng Cực Bắc. 

Iceland có phong cảnh thiên nhiên yên bình và tươi đẹp. Ở đây còn có một "đặc sản" lý thú, đó là bắc cực quang, là chùm sáng hình vòng cung kỳ ảo luôn chuyển động với nhiều màu sắc lộng lẫy trên nền trời vào ban đêm.

6. Ánh nắng ban mai trên các đồi và cồn cát ở Inishowen, Ireland. 

Ảnh: Dave Johnston

7. Leo núi mạo hiểm ở Yosemite (Mỹ)

Ảnh: Mikey Schaefer

Bức ảnh thót tim như cảnh người leo trên ngọn núi cheo leo hay nhảy từ đỉnh núi xuống mà không hề có bất kỳ dụng cụ bảo hiểm nào.

Bức ảnh leo núi được thực hiện tại Công viên quốc gia Yosemite (Mỹ) và nhảy núi được thực hiện tại Glacier Point, núi đá nổi tiếng còn được gọi là Thiên đường trong khuôn khổ công viên này. Các bức ảnh được các phóng viên ảnh của tạp chí và nhà leo núi kinh nghiệm Jimmy Chin thực hiện.

Chin đã có kinh nghiệm leo núi Yosemite 15 năm. Tuy nhiên, những bức ảnh này chỉ là biểu diễn để chụp. Ông vui mừng được cho mọi người thấy sự mạo hiểm và dũng cảm của các nhà leo núi. Thực tế, việc leo núi và nhảy núi không có bảo hiểm bị cấm tại đây.

8. Bức ảnh thợ mỏ vàng ở Mozambique

Ảnh: Robin Hammond. 

Một lớp bụi dày phủ trên mặt của những người thợ ở tỉnh biên giới Manica.

9. Núi Rocciamelone ở Italy lúc hoàng hôn

Ảnh: Roberto Bertero

Ngọn núi này cao 3.538 mét. Bức hình này được đánh giá cao vì ghi lại được cả bóng của ngọn núi.

10. Cầu Brooklyn ở Anh

Ảnh: Abelardo Morrell và Bonnie Benrubi Gallery

Tấm bưu thiếp là hình ảnh cây cầu Brooklyn ở Mỹ được tác giả  biến hóa dưới ống kính mang "cái nhìn cũ kỹ".

Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa vùng Manhattan và Brooklyn được xem là phép lạ của ngành xây dựng. Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, cảm thấy hứng thú với ý tưởng sẽ xây cây cầu ngoạn mục này.

Tuy nhiên, các chuyên gia cầu đường bảo ông hãy quên ý tưởng đó đi vì đó là một dự án bất khả thi. Không nản lòng, ông thuyết phục con trai mình là Washington, cũng là một kỹ sư đầy tiềm năng. 

Cả hai cha con cùng ấp ủ ý tưởng về cách hoàn thành cây cầu và cách vượt qua mọi trở ngại. Bằng mọi cách, họ thuyết phục các ngân hàng đầu tư tài chính cho dự án xây cầu này. Hết sức phấn khởi và nhiệt thành, họ tuyển nhân công và bắt đầu xây cây cầu như mơ ước của mình.

Dự án mới tiến hành được vài tháng thì tai họa ập đến. Một tai nạn ngay tại công trường đã cướp đi sinh mạng của John Roebling, còn Washington, con trai ông, thì bị tổn thương não nặng nề, không thể đi đứng và nói được. Ai cũng nghĩ rằng cuối cùng dự án sẽ tan thành mây khói vì chỉ có cha con Roebling là những người duy nhất hiểu được cách xây chiếc cầu này.

Mặc dầu không thể đi lại và nói chuyện được, nhưng đầu óc Washington Roebling vẫn còn rất tinh anh. Một hôm, khi đang nằm trong bệnh viện, trong đầu anh chợt nghĩ ra cách hình thành một bộ mã truyền tin. Vận động duy nhất của cơ thể anh là nhúc nhích được một ngón tay. Với bộ mã này, anh dùng ngón tay còn chuyển động được gõ ra ý nghĩ của mình để thông tin với vợ những gì cần nói với các kỹ sư vẫn đang tiếp tục xây dựng cây cầu. Trong suốt 13 năm, Washington đã ra lệnh bằng ngón tay duy nhất còn chuyển động của mình cho đến khi hoàn thành cây cầu Brooklyn kỳ vĩ.
Thu Nguyên

Tổng hợp các Theme đẹp cho Blogspot (tiếp)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More