15.10.11

Những bức ảnh đẹp 2011


1. Cây Camel Thorn- Namibia

Ảnh: Frans Lanting 

Sa mạc Namib là sa mạc lớn nhất Namibia. Tên "Namib" trong tiếng Nama có nghĩa là "to lớn". Đây là sa mạc "nhiều tuổi" nhất thế giới (khoảng 80 triệu năm). Namib có diện tích khoảng 55000 km²(Chiều dài 1500 km ,và chiều rộng khoảng từ 80km đến 160 km dọc theo bờ biển Atlantic). Nhiệt độ ban đêm trung bình là 0°C và nhiệt độ ban ngày trung bình là 50°C.

Sossusvlei có một cái tên khác là Dead Vlei, nghĩa là đầm lầy chết, nó chính là nguyên nhân giết chết những cái cây Camel Thorn trên sa mạc.

Những đồi cát cao chót vót đỏ rực của Sossusvlei nằm trong vùng sa mạc Namib là một nơi có phong cảnh đẹp nhất và ngoạn mục nhất tại Namibia. Sossusvlei giống như một chiếc 'chảo' chứa đầy đất sét được tạo ra từ dòng sông Tsauchab. Người ta thường gọi Sossusvlei bằng một cái tên khác Dead Vlei, có nghĩa là đầm lầy chết và nó chính là nguyên nhân kỳ quái giết chết những cái cây Camel Thorn trên sa mạc. 

Bức ảnh như một bức tranh với 2 mảng màu tối sáng đối lập. Ghi lại hình ảnh Sossusvlei đẹp và đỏ rực nhất là vào lúc hoàng hôn nơi những cây Camel Thorn. 

2. Cảnh nhảy núi ở Yosemite (Mỹ)

Ảnh: Lynsey Dyer

Những người tham gia môn thể thao này cho hay nhảy núi ở Yosemite còn an toàn hơn là leo núi bộ.

3. Công viên điêu khắc dưới nước Grenada

Ảnh: Jason de Caires Taylor

Bức ảnh ghi lại hình ảnh đặc biệt của công viên điêu khắc dưới nước. Thay vì khung cảnh ảm đạm đô thị cho các sáng tạo của mình, Jason Taylor đã sáng tạo ra một công viên điêu khắc dưới nước tuyệt đẹp và độc đáo trong các vùng nước nông ngoài khơi đảo Tây Ấn của Grenada. 

Tất cả những tuyệt tác này được tạo bởi nhà điêu khắc người Anh Jason Taylor, các tác phẩm mô phỏng theo cuộc sống, sinh hoạt đời thường của con người được thực hiện dưới mặt nước gần những rặng san hô xinh đẹp tại vùng biển Grenada.

4. Chèo thuyền ở hồ Situ Gunung, Indonesia

Ảnh: Hardi Budi

5. Hiện tượng cực quang ở Iceland

Ảnh: Olgeir Andresson

Những dải ánh sáng nhiều màu chuyển động liên tục trông như những dải lụa phấp phới trên nền trời.

Đất nước Iceland hay còn biết đến là Băng đảo với khí hậu lạnh bậc nhất thế giới. Đây là đảo quốc nằm giữa vùng biển Greenland và Bắc Đại Tây Dương, giáp vòng Cực Bắc. 

Iceland có phong cảnh thiên nhiên yên bình và tươi đẹp. Ở đây còn có một "đặc sản" lý thú, đó là bắc cực quang, là chùm sáng hình vòng cung kỳ ảo luôn chuyển động với nhiều màu sắc lộng lẫy trên nền trời vào ban đêm.

6. Ánh nắng ban mai trên các đồi và cồn cát ở Inishowen, Ireland. 

Ảnh: Dave Johnston

7. Leo núi mạo hiểm ở Yosemite (Mỹ)

Ảnh: Mikey Schaefer

Bức ảnh thót tim như cảnh người leo trên ngọn núi cheo leo hay nhảy từ đỉnh núi xuống mà không hề có bất kỳ dụng cụ bảo hiểm nào.

Bức ảnh leo núi được thực hiện tại Công viên quốc gia Yosemite (Mỹ) và nhảy núi được thực hiện tại Glacier Point, núi đá nổi tiếng còn được gọi là Thiên đường trong khuôn khổ công viên này. Các bức ảnh được các phóng viên ảnh của tạp chí và nhà leo núi kinh nghiệm Jimmy Chin thực hiện.

Chin đã có kinh nghiệm leo núi Yosemite 15 năm. Tuy nhiên, những bức ảnh này chỉ là biểu diễn để chụp. Ông vui mừng được cho mọi người thấy sự mạo hiểm và dũng cảm của các nhà leo núi. Thực tế, việc leo núi và nhảy núi không có bảo hiểm bị cấm tại đây.

8. Bức ảnh thợ mỏ vàng ở Mozambique

Ảnh: Robin Hammond. 

Một lớp bụi dày phủ trên mặt của những người thợ ở tỉnh biên giới Manica.

9. Núi Rocciamelone ở Italy lúc hoàng hôn

Ảnh: Roberto Bertero

Ngọn núi này cao 3.538 mét. Bức hình này được đánh giá cao vì ghi lại được cả bóng của ngọn núi.

10. Cầu Brooklyn ở Anh

Ảnh: Abelardo Morrell và Bonnie Benrubi Gallery

Tấm bưu thiếp là hình ảnh cây cầu Brooklyn ở Mỹ được tác giả  biến hóa dưới ống kính mang "cái nhìn cũ kỹ".

Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa vùng Manhattan và Brooklyn được xem là phép lạ của ngành xây dựng. Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, cảm thấy hứng thú với ý tưởng sẽ xây cây cầu ngoạn mục này.

Tuy nhiên, các chuyên gia cầu đường bảo ông hãy quên ý tưởng đó đi vì đó là một dự án bất khả thi. Không nản lòng, ông thuyết phục con trai mình là Washington, cũng là một kỹ sư đầy tiềm năng. 

Cả hai cha con cùng ấp ủ ý tưởng về cách hoàn thành cây cầu và cách vượt qua mọi trở ngại. Bằng mọi cách, họ thuyết phục các ngân hàng đầu tư tài chính cho dự án xây cầu này. Hết sức phấn khởi và nhiệt thành, họ tuyển nhân công và bắt đầu xây cây cầu như mơ ước của mình.

Dự án mới tiến hành được vài tháng thì tai họa ập đến. Một tai nạn ngay tại công trường đã cướp đi sinh mạng của John Roebling, còn Washington, con trai ông, thì bị tổn thương não nặng nề, không thể đi đứng và nói được. Ai cũng nghĩ rằng cuối cùng dự án sẽ tan thành mây khói vì chỉ có cha con Roebling là những người duy nhất hiểu được cách xây chiếc cầu này.

Mặc dầu không thể đi lại và nói chuyện được, nhưng đầu óc Washington Roebling vẫn còn rất tinh anh. Một hôm, khi đang nằm trong bệnh viện, trong đầu anh chợt nghĩ ra cách hình thành một bộ mã truyền tin. Vận động duy nhất của cơ thể anh là nhúc nhích được một ngón tay. Với bộ mã này, anh dùng ngón tay còn chuyển động được gõ ra ý nghĩ của mình để thông tin với vợ những gì cần nói với các kỹ sư vẫn đang tiếp tục xây dựng cây cầu. Trong suốt 13 năm, Washington đã ra lệnh bằng ngón tay duy nhất còn chuyển động của mình cho đến khi hoàn thành cây cầu Brooklyn kỳ vĩ.
Thu Nguyên

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More