18.11.11

Máy ảnh kỹ thuật số Fujifilm FinePix V10 thiết kế nhỏ gọn

Với trọng lượng 173g  (bao gồm pin và thẻ nhớ), kích thước 84 x 63.5 x 25.4 mm, máy ảnh kỹ thuật số Fujifilm FinePix V10 mang thiết kế nhỏ gọn, mảnh mai, do vậy người sử dụng có thể cất giữ trong túi áo quần khi đi du lịch xa. Màn hình LCD 3.0 inch được coi là ưu điểm, nhưng cũng chiếm một phần diện tích khá lớn ở mặt sau của máy. Thông thường, người ta không thể đạt cả hai thứ một lúc. Màn hình quá lớn so với thân máy nhỏ nhắn cũng đồng nghĩa với việc có một cái gì đó phải nhường chỗ cho màn hình, ở đây chính là các nút điều chỉnh máy. Bảy nút điều chỉnh quen thuộc được sắp xếp thành một hàng hạy dọc theo gờ dưới phía sau thân máy. Điều này tạo cho người sử dụng cảm giác khó khăn và không quen trong việc  bấm nút điều chỉnh.


Các nút điều chỉnh nằm dọc đáy máy gồm : Nút hiển thị màn hình, nút xem lại, và nút điều chỉnh độ sáng tối cho màn hình LCD. Trên đỉnh máy là nút tắt bật nguồn, nút chụp được bao quanh bởi vòng xoay điều chỉnh độ zoom, bên cạnh đó là nút điều chỉnh độ phân giải,  và nút điều chỉnh mức nhạy sáng  . Nhìn chung các nút điều chỉnh có độ to vừa và khá nhạy cảm.
Máy ảnh kỹ thuật số Fujifilm FinePix V10 Zoom có 6 megapixel CCD man hinh với màn hình LCD lớn 3 inch. Mô hình này sẽ giúp bạn để có một chụp trong điều kiện ánh sáng yếu và cũng với tiếng ồn thấp. Zoom quang học 3.4X, lựa chọn định dạng hình ảnh 03:02, khả năng quay phim và độ nhạy ISO thấp sẽ giúp bạn cho hình ảnh hoàn hảo. Phạm vi độ mở ống kính của Fujifilm FinePix V10 Zoom là f/2.8 đến f/5.5. 16MB bộ nhớ trong được sử dụng để lưu các hình ảnh chụp. Những hình ảnh được lưu trong định dạng JPEG. Tốc độ màn trập thay đổi từ 4 to 1 / 2000 giây. Ni-MH pin được sử dụng cho việc cung cấp điện.
Đấy là một chiếc máy được sản xuất để dành cho những người yêu thích sự nhỏ gọn khi đi du lịch, hiện máy đang được bán tại www.eway.vn với mức giá 9.626.000 VNĐ.Truy cập máy ảnh kỹ thuật số Fujifilm FinePix V10 để biết chi tiết các thông số cuả máy.

Máy ảnh kỹ thuật số: Điểm ảo bất tận

Máy ảnh kỹ thuật số: Điểm ảo bất tận


Trong nhiếp ảnh và hội họa, điểm ảo (vanishing point) xuất hiện khi các đường thẳng song song dường như gặp nhau tại một nơi. Số lượng và vị trí các điểm ảo quyết định chiều sâu phối cảnh trên hình. Khái niệm này lần đầu tiên được sử dụng bởi các học giả trong thời kỳ Phục Hưng như Donatello, Masaccio và Leonardo da Vinci.
Một ví dụ điển hình nhất của điểm ảo chính là hiện tượng hai mép một con đường dường như hội tụ tại một nơi nằm rất xa ở chân trời. Chúng ta có thể dùng mắt hoặc thước ngắm kiểm tra vị trí của điểm ảo, từ đó hình dung ra chiều sâu cần diễn đạt. Thông thường, nên sử dụng ống kính góc rộng (hoặc cực rộng) với thiết lập khẩu độ nhỏ để chụp ảnh phong cảnh hoặc khối kiến trúc có xuất hiện những đường thẳng song song để nhấn mạnh vị trí điểm ảo. Lưu ý, số lượng điểm ảo trên ảnh là không giới hạn.

Máy ảnh kỹ thuật số: Tìm hiểu các chế độ máy ảnh.

Máy ảnh kỹ thuật số: Tìm hiểu các chế độ máy ảnh.


Tự động luôn là chế độ tối ưu cho những người mới làm quen với nhiếp ảnh. Tuy nhiên, theo thời gian, người chụp cũng nên khám phá dần những chế độ khác của máy ảnh mà có thể ảnh hưởng tới chất lượng ảnh. Từ đó, phát hiện ra những chế độ đặc trưng khá thú vị khác.
Các chế độ trên máy ảnh. Ảnh: Dreamstime.
Các chế độ trên máy ảnh. Ảnh: Dreamstime.
Tốc độ cửa trập (Shutter) là cơ chế điều khiển cơ hoặc điện, điều khiển màn trập chắn trước cảm biến, cho ánh sáng vào cảm biến trong khoảng thời gian nhanh hay chậm. Tốc độ cửa trập cao (số càng lớn) sẽ bắt dính hình ảnh kể cả chuyển động nhanh. Trong khi tốc độ cửa trập chậm (số càng nhỏ) sẽ làm hình ảnh chuyển động bị vệt mờ và làm cho hình ảnh bị rung.
Độ mở (Aperture) l là khe hở lá thép có thể điều chỉnh to nhỏ để điều tiết lượng ánh sáng vào cảm biến ít hay nhiều. Độ mở rộng (số càng nhỏ) sẽ cho nhiều ánh sáng hơn, làm cho phông nền mờ hơn, trong khi độ mở nhỏ (số càng lớn) sẽ cho ít ánh sáng hơn và phông nền nét hơn.
Bù sáng (Exposure compensation): cho phép bạn tăng hay giảm độ sáng chung của cả bức ảnh. Máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh thông qua việc thay đổi các giá trị độ mở và tốc độ cửa trập.
Giá trị phơi sáng (Exposure value) là độ sáng tuyệt đối của bức ảnh.
Đo sáng (Metering) là tiến trình đo độ sáng của khung cảnh cần chụp. Có nhiều chế độ đo sáng tùy thuộc mỗi máy.
Độ nhạy ISO (ISO Sensitivity) đôi lúc được gọi ngắn gọn là ISO, là sự điều chỉnh cảm biến bắt sáng bao nhiêu ở cùng mức thông số phơi sáng. ISO càng cao thì cảm biến bắt sáng càng nhiều (ở cùng một thông số phơi sáng) nhưng cũng sẽ sinh ra càng nhiều nhiễu hạt, dẫn đến chất lượng ảnh bị suy giảm. Tuy nhiên ISO cao có thể đẩy tốc độ cửa trập nhanh hơn ở cùng một thông số độ mở.
Chế độ iA
Chế độ tự động thông minh, máy có thể phân tích khung cảnh và quyết định áp dụng các thông số phơi sáng thế nào cho phù hợp nhất với cảnh đó. Ảnh: Panasonic.

Sau khi tìm hiểu một số khái niệm cơ bản, người chụp có thể tiến tới tìm hiểu một số chế độ sau đây.
Auto/Auto without flash Tự động/tự động không đèn
Ở chế độ này, máy ảnh sẽ quyết định tất cả, bạn chỉ việc giớ máy ảnh lên, ngắm và chụp. Tuy nhiên, do máy tự quyết định mọi thông số nên không thể là tối ưu cho mọi hoàn cảnh được, nhất là trong các điều kiện ánh sáng yếu. Một số đời máy hiện nay có thêm chế độ tự động thông minh (Intelligent Auto) cũng giúp cải thiện được nhiều nhược điểm từ các phiên bản trước dù vẫn còn nhiều vấn đề thiếu sót.
Chế độ này sử dụng rất ít, tuy nhiên cũng rất hữu dụng khi chụp ngoài trời ở điều kiện đủ sáng. Hạn chế sử dụng khi ánh sáng yếu, chụp chuyển động hay chụp với ánh sáng nền. Very few.
Hầu như bạn sẽ không điều chỉnh được gì khi để ở chế độ này ngoài việc chỉnh kích cỡ ảnh hay bù sáng.
Tự động thông minh ("Intelligent" Auto)
Hầu hết các máy ảnh đời mới hiện nay đều đã cải tiến chế độ tự động lên tầm cao mới, vì thế thường được gán tên gọi là các chế độ thông minh. Ở chế độ này, máy ảnh có thể phân tích khung cảnh và quyết định áp dụng các thông số phơi sáng thế nào cho phù hợp nhất với cảnh đó. Một số phiên bản có thể áp dụng thêm các tính năng như nhận diện khuôn mặt, hoặc tự động đo sáng và cải tiến giải thuật phơi sáng (như công nghệ D-Lighting của Nikon hoặc i-Contrast của Canon). Các chế độ này thường cho kết quả tốt hơn các chế độ tự động thông thường.
Tự động thông minh khá hữu dụng khi cần chụp nhanh hoặc không biết chỉnh chế độ nào. Chế độ này phù hợp nhất cho ba khung cảnh định sẵn: Chân dung, Phong cảnh và Cận cảnh. Hầu hết máy ảnh đều có thể nhận diện khung cảnh đêm hay ngày, đối tượng chuyển động hay đứng yên... để điều chỉnh theo.
Hầu như bạn sẽ không điều chỉnh được gì khi để ở chế độ này ngoài việc chỉnh kích cỡ ảnh hay bù sáng.
Mặc cảnh (Scene program)
Đây là các chế độ với những thông số đã được thiết lập sẵn cho những cảnh chụp cơ bản hay gặp trong cuộc sống. Ví dụ, chế độ Chân dung (Portrait) sẽ điều chỉnh độ mở lớn nhất có thể (đề làm nhòe phông nền), kích hoạt nhận diện khuôn mặt để canh nét và để ISO ở mức thấp nhất có thể. Các chế độ mặc cảnh này giúp cho máy ảnh không phải tự động "đoán mò", từ đó đưa ra những thông số phơi sáng hợp lý hơn. Trên thực tế có rất nhiều chế độ mặc cảnh với các thiết lập mặc định khá tốt mà không phải người chụp nào cũng nhận ra.
Sử dụng chế độ này khi bạn thường xuyên chụp cùng một thể loại như chuyên chụp nội thất hay chuyên chụp bãi biển, trời tuyết…
Khi để Scene Program, gần như bạn không điều chỉnh được gì ngoài kích cỡ ảnh, bật/tắt đèn…
Lập trình (Program)
Program lập trình tự động đoán hộ các thông số cho người chụp. Máy ảnh sẽ chọn hộ cho người chụp một thông số độ mở và cửa trập, nhưng vẫn cho phép chỉnh đè các thông số mặc định này.
Program khá tương đồng như chế độ tự động hoàn toàn. Điều khác biệt ở chỗ bạn có thể chỉnh thêm được ISO và lựa chọn chế độ đo sáng.
Ở Program, bạn có thể điều chỉnh mọi thứ ngoại trừ độ mở và tốc độ cửa trập.
Ưu tiên tốc độ (Shutter priority)
Ở chế độ này, người chụp có thể đặt giá trị thông số cửa trập và máy ảnh sẽ tự động tính toán độ mở thích hợp cho phù hợp với ánh sáng của khung cảnh.
Sử dụng Shutter Priority khi bạn cần tốc độ nhanh để bắt dính chuyển động (thể thao) hoặc chậm (để chụp hiệu ứng nước chảy, trời đêm…)
Với Shutter priotity có thể điều chỉnh mọi thông số, trừ độ mở.
Ưu tiên độ mở (Aperture priority)
Ở chế độ này, người chụp có thể đặt thông số độ mở ở một giá trị nhất định, máy ảnh sẽ tự động tính toán tốc độ phù hợp vơi điều kiện ánh sáng khung cảnh.
Sử dụng khi bạn cần điều chỉnh khoảng nét giữa tiền cảnh và hậu cảnh, nhất là khi chụp chân dung hay macro (cho đối tượng nét, còn hậu cảnh mờ) hay chụp kiến trúc (tất cả đều nét).
Với Aperture Priority có thể điều chỉnh mọi thông số trừ tốc độ cửa trập.
Chỉnh tay (Manual)
Ở chế độ này người chụp có thể tự điều chỉnh từng thông số tốc độ, độ mở một cách độc lập nhau và máy ảnh sẽ thông báo giá trị phơi sáng mà người chụp thiết lập sẽ khiến cho ảnh tối hay sáng thông qua thang phơi sáng (exposure). Nếu vẫn còn chưa chắc chắn với chế độ chỉnh tay, có thể chuyển về Program để xem máy ảnh tự động điều chỉnh thế nào, từ đó chuyển sang chế độ chỉnh tay để điều chỉnh theo.
Sử dụng Manual khi bạn muốn tự mình điều chỉnh theo ý muốn.
Ở đó, bạn có thể điều chỉnh: Tất cả các thông số.

Bulb
Đây là một dạng chế độ chỉnh tay, cho phép người chụp mở cửa trập bao lâu tùy thích. Khi người chụp bấm nút chụp ảnh, cửa trập sẽ mở và chỉ đóng khi thả tay.
Sử dụng khi bạn muốn chụp đêm tối chẳng hạn vì có thể để thời gian phơi sáng lâu tùy thích, vượt qua cả các thông số định sẵn của máy ảnh.
Ở Buld, bạn có thể điều chỉnh hoàn toàn các thông số.
Chế độ macro. Ảnh: Karbosguide.
Chế độ macro. Ảnh: Karbosguide.
Một số chế độ mặc cảnh cơ bản của các máy ảnh du lịch.
Chân dung (Portrait): Mục tiêu là lấy nét vào khuôn mặt và làm mờ hậu cảnh. Thông thường chế độ này sẽ chỉnh tiêu cự về khoảng tele trung bình, mở rộng độ mở, kích hoạt chế độ nhận diện khuôn mặt, nụ cười (nếu có), nhận diện màu da, hoặc bật đèn và kích hoạt cơ chế chống mắt đỏ… Nên sử dụng khi chụp ban ngày với ánh sáng tốt, đối tượng đứng yên.
Thể thao (Sports): Chế độ sẽ cố gắng bắt dính đối tượng chuyển động bằng cách tăng tốc độ cửa trập cao nhất có thể, đồng thời tăng cả ISO nếu cần thiết. Các phiên bản tiên tiến hơn có thể kích hoạt thêm cả chế độ chụp liên tục và giải thuật lấy nét bám dính để luôn khóa nét đối tượng định chụp. Cũng chỉ nên chụp trong điều kiện ánh sáng ban ngày tốt, trong các sự kiện thể thao, hoặc có thể chụp trẻ em đang nô đùa.
Macro/Cận cảnh (closeup): Cũng giống như chân dung, chế độ này bản chất là chụp đặc tả nhưng cho đối tượng có kích cỡ nhỏ. Máy ảnh sẽ điều chỉnh hiệu ứng nét tương tự như với chân dung (đối tượng nét, hậu cảnh mờ). Tiêu cự sẽ được chuyển về vị trí có thể lấy nét ở khoảng cách gần nhất. Một số máy ảnh còn có khả năng điều chỉnh cả độ mạnh đèn để tránh đối tượng bị xóa trắng.
Phong cảnh (Landscape): Máy ảnh ở chế độ này sẽ cố gắng điều chỉnh sao cho các đối tượng trong khung hình càng nét càng tốt, đồng thời kích các màu cơ bản lục, lam và đỏ lên hơn bình thường. Tiêu cự sẽ được máy tự động chuyển về góc rộng, độ mở hẹp và lấy nét ở vô cực. Nên chụp với cảnh thiên nhiên ban ngày.

Chụp đêm (Night)/Phong cảnh đêm (Night landscape): Chế độ này chuyên chụp cho các điều kiện ánh sáng yếu, đồng thời duy trì độ chi tiết ở vùng tối mà lại không làm cháy các chi tiết ở vùng sáng (đèn đường chẳng hạn). Night landscapre tương tự như chế độ chụp phong cảnh ngày, nghĩa là các đối tượng trong ảnh càng nét càng tốt. Vì thế máy ảnh sẽ tự động đẩy ISO lên mức trung bình hoặc cao, tốc độ cửa trập chậm, tắt đèn flash. Tuy nhiên, điều chỉnh này dễ khiến ảnh bị nhiễu hạt và rung. Chỉ nên sử dụng khi cảnh đêm không có đối tượng trung tâm (người) mà chỉ là một quang cảnh thành phố, đường phố chẳng hạn.

Chân dung đêm (Night portrait): Khác chế độ phong cảnh đêm một chút do phải điều chỉnh ánh sáng cân bằng giữa đối tượng trung tâm (gần hơn) trong khi các đối tượng ở xa không bị quá tối. Máy sẽ kích hoạt chế độ nhận diện khuôn mặt, đèn (tùy máy), tăng ISO và giảm tốc độ, tuy nhiên các thông số sẽ được tự động điều chỉnh theo đối tượng thay vì quang cảnh. Night portrait sử dụng khi cần chụp ảnh đêm có đối tượng trung tâm (người hay vật) và đối tượng này phải sáng hơn hậu cảnh.

Máy ảnh kỹ thuật số: Tìm hiểu thẻ SDHC.

Máy ảnh kỹ thuật số: Tìm hiểu thẻ SDHC.


Thẻ SD đang ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ trong nhiếp ảnh mà cả video với dung lượng không ngừng tăng.
Thẻ SDHC đang trở thành chuẩn lưu trữ ảnh số mới. Ảnh:
Thẻ SDHC đang trở thành chuẩn lưu trữ ảnh số mới. Ảnh: Outdoorphotographer.
Mặc dù cũng chịu sự cạnh tranh từ các họ thẻ khác như CompactFlash, Memory Stick (của Sony) hay xD Picture Card (của Olympus), thẻ SD và sau này là SDHC (Secure Digital High Capacity) đang gần như trở thành chuẩn lưu trữ phim ảnh số. Cộng thêm với các cải tiến không ngừng về hoạt động, tính tương thích, dung lượng, thẻ SDHC hiện vẫn là lựa chọn hàng đầu.
Các thế hệ thẻ SD đời đầu chỉ hỗ trợ dung lượng tối đa lên tới 2GB, nhưng giờ đây ranh giới này đã thay đổi. Với chuẩn mới SDHC, dung lượng hỗ trợ lên tới 32GB. Thậm chí với chuẩn mới SDXC, dung lượng được hứa hẹn lên tới 2TB, gấp 1000 lần dung lượng hỗ tợ thuở ban đần 2GB.
Ngoài dung lượng cao, thẻ SDHC còn lợi thế hơn ở chỗ, máy ảnh giờ đây có thể can thiệp vào sự sắp xếp khoảng không bộ nhớ trống cũng như tình trạng phân mảnh thẻ nhớ để tình toán tốc độ đọc ghi cho phù hợp với từng địa chỉ lưu trữ trong thẻ. Hay nói ngắn gọn lại, máy ảnh giờ đây có thể quyết định sẽ ghi dữ liệu lên vùng trống nàotùy thuộc vào tốc độ dữ liệu yêu cầu chứ không đơn thuần là ghi thụ động lên thẻ như trước đây nữa.
Về mặt hình thức và giao tiếp, thẻ SDHC cũng tương tự như thẻ MMC (MultiMedia Card) trước đây, vì thế các máy ảnh hỗ trợ thẻ SDHC cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ thẻ SD và MMC. Tuy nhiên, tính tương thích này chỉ một chiều, các thiết bị cũ ngược lại sẽ không đọc được các định dạng thẻ mới dù nhét vừa. Các đầu đọc thẻ cũng vậy. Tuy nhiên, may mắn là ở thị trường Việt Nam do phát triển sau nên các thẻ thế hệ cũ như MMC không thông dụng và hiện khó có thể tìm được một đầu đọc thẻ nào không hỗ trợ đọc thẻ SDHC dung lượng cao.
Hiện thời tất cả các thẻ SDHC đều đã được chế tạo theo tiêu chuẩn của Hiệp hội thẻ SD với thông số đánh giá tốc độ mẫu dựa trên sự phân loại lớp (Class). Ví dụ, các thẻ có ghi Class 2 (thấp nhất) phải đảm bảo tốc độ đọc ghi ổn định ở 2 MB/giây. Class 6 sẽ tương đương 6MB/giây. Cách đặt ra tốc độ tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo cho khách hàng có thể chọn lựa đúng thẻ nhớ mình cần tùy theo ứng dụng mình định sử dụng, nhất là khi dùng để quay video.
Ảnh: Outdoorphotographer.
Thẻ Kingston. Ảnh: Outdoorphotographer.
Máy quay sử dụng thẻ SDHC sẽ đọc ghi dữ liệu theo quy trình khác so với máy ảnh. Do máy quay ghi dữ liệu liên tục lên thẻ nên các thẻ phải đảm bảo tốc độ rất ổn định, tối thiểu phải từ 4 MB/giây (Class 4) trở lên. Vì thế, mặc dù có thể lắp lẫn được cho nhau, nhưng thông thường các hãng làm thẻ thường phải tinh chỉnh những thẻ chuyên dụng cho nhu cầu này. Để phân biệt, các hãng chuyên thẻ nhớ khi sản xuất thẻ chuyên dụng cho phân khúc này thường ghi thêm các từ phân biệt như "video card" hoặc ghi số giờ quay bên cạnh dung lượng (ví dụ, ghi 4 hours bên cạnh chữ 16GB). Còn một số thẻ nhớ ghi chữ "notebook card" thường chỉ ở mức Class 2 do máy tính không đỏi hỏi thẻ nhớ phải có băng thông và tốc độ lớn.
Do được tối ưu hóa theo từng nhu cầu sử dụng nên có thể cùng một dung lượng, cùng một nhà sản xuất nhưng giá cả lại rất cách biệt. Sự khác biệt này tựu trung lại chủ yếu chỉ do sự khác biệt về tốc độ.
Trước khi chuẩn hóa tốc độ dựa trên phân loại Class, các nhà sản xuất thẻ mượn thông số tốc độ từ CD-ROM để thể hiện tốc độ đọc/ghi của thẻ do mình sản xuất. Các thế hệ CD đời đầu có tốc độ 150 KB/giây, vì thế, sau này được lấy làm tốc độ chuẩn 1x. Càng về sau, khi tốc độ tăng cao, người ta nhân tốc độ chuẩn này lên thành 4x (4x150 KB hay 600 KB/giây), 8x cho đến 32x. Áp dụng cho thẻ nhớ, nếu một thẻ ghi tốc độ 133x có nghĩa tốc độ của thẻ này sẽ là 133x150 bằng 19,960 KB/giây (hay xấp xỉ 20 MB/giây). Tuy nhiên, nên nhớ mặc dù có tốc độ 20 MB/giây nhưng không có nghĩa là thẻ này đạt chuẩn Class 20 bởi đây chỉ là tốc độ đỉnh (và thường là tốc độ đọc do tốc độ này dễ cao hơn) chứ không phải tốc độ ổn định cho cả đọc và ghi.
Hiện thời, phân loại lớp mới có đến thẻ Class 10 là tốc độ nhanh nhất, cho dù nhiều hãng vẫn theo đuổi thông số cũ với tuyên bố thẻ của mình có tốc độ tới 600x.
SDXC là chuẩn thẻ mở rộng từ SD, ra mắt khoảng tháng 4/2009 với dung lượng hỗ trợ lên tới 2TB và băng thông tăng tới 104 MB/giây (tương lai có thể tới 300 MB/giây). Về lý thuyết, dung lượng 2TB có thể lưu trữ tới 480 tiếng video HD. Tuy nhiên, thẻ càng có dung lượng khủng bao nhiêu, giá thành cũng sẽ càng khủng bấy nhiêu.
Thẻ nhớ của Panasonic.
Thẻ nhớ SDHC của Panasonic, 32GB lưu được 8 tiếng video.
Ảnh: Outdoorphotographer.
Một số hãng sản xuất thẻ SDHC danh tiếng
1. Delkin Devices
Hãng này vốn nổi tiếng với đủ loại linh phụ kiện cho máy ảnh số. Hiện hãng đã cho ra mắt thế hệ thẻ SDHC 32GB Class 6 và 16GB Micro SDHC (chuyên cho GPS và điện thoại di động), kèm theo đó là đầu đọc thẻ tốc độ cao eFilm Reader-38.
2. Hoodman
Thẻ với thương hiệu RAW của hãng này được sản xuất tại Mỹ với thời hạn bảo hành vĩnh viễn, hiện có các dung lượng 4GB, 8GB và 16GB Class 6.
3. Kingston Technology
Là nhà sản xuất bộ nhớ lớn nhất, Kingston hiển nhiên không thể bỏ qua thị trường thẻ SDHC và đã tạo dựng được danh tiếng của mình trên phân khúc này. Hiện Kingsston cung cấp các thẻ SD và SDHC với đủ loại dung lượng và đủ loại giá.
4. Lexar
Cũng không kém phần tên tuổi trong làng thẻ nhớ là Lexar với đủ loại dung lượng và băng thông. Hãng có những thẻ chuyên cho máy quay 16 GB Class 6 với mác "Full-HD Video" hay những thẻ chuyên nghiệp cho máy ảnh như Lexar Professional 133x với tốc độ ghi tối thiểu đạt 20 MB/giây.
5. Panasonic
Hiện Panasonic mới ra dòng Class 10 Gold Series với các dung lượng từ 8GB, 16GB tới 32GB, trong đó thẻ 32GB được hãng tuyên bố có thể lưu được 8 tiếng video độ phân giải 1.440 x 1.080i hoặc 5 tiếng video phân giải Full HD. Dòng Silver của hãng đạt chuẩn Class 4 được chế tạo nhắm tới phân khúc máy ảnh.
6. PNY
Cũng là hãng chuyên chế tạo bộ nhớ cho game từ những năm 1985 và ngày này hãng này đã mở rộng dần công việc kinh doanh từ thẻ tới USB ra toàn thế giới. Hãng cũng làm đủ loại thẻ từ microSD, SD, SDHC tới cá thẻ khác với đủ dòng phục vụ cho từng mục đích khác nhau.
7. SanDisk
Không thể không nhắc đến nhà sản xuất thẻ nhớ lớn nhất thế giới Sandisk. Được biết đến là nhà sáng tạo ra bộ nhớ flash, vì thế có thể nói đây là hãng duy nhất có quyền sản xuất bất kỳ một loại bộ nhớ flash nào chứ không chỉ riêng gì thẻ. Ngoài các thẻ chuyên nghiệp cho máy ảnh số dòng Ultra, Extreme tới Ducati, hiện hãng cũng đã ra mắt dòng chuyên cho video với mác Video HD card.
8. Transcend
Cũng danh tiếng chẳng kém ai là Transcend với kinh nghiệm trong làng kinh doanh thiết bị lưu trữ tới 20 năm, từ các loại thẻ tới USB hay ổ cứng lắp ngoài. Hiện hãng cũng đã ra mắt các phiên bản thẻ cao nhất Ultimate Class 10 SDHC dung lượng 16GB.

Máy ảnh kỹ thuật số: Khai thác khả năng chống rung trên máy ảnh.

Máy ảnh kỹ thuật số: Khai thác khả năng chống rung trên máy ảnh.

Các công nghệ chống rung quang học, chống rung cảm biến và ISO cải tiến đang giúp các nhiếp ảnh gia giải thoát khỏi sự phụ thuộc vào chân máy.

Sony SLT-A55, Olympus E-5 và Pentax K-5 là những máy ảnh áp dụng công nghệ ổn định hình ảnh bằng cảm biến.
Chế độ ổn định hình ảnh trên thân máy và ống kính hiện nay cho phép có thể chụp được những bức ảnh sắc nét mà không cần phải dùng tới chân máy kể cả khi ở tốc độ rất thấp, thêm vào đó, các cảm biến siêu nhạy thậm chí còn cho phép một số máy DSLR chụp trong đêm. Có vẻ như thời của chân máy đang dần đi vào dĩ vãng.
Hầu hết các nhiếp ảnh gia có kinh nghiệp đều biết rằng để chụp một bức ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng, một chân máy vững chắc là công cụ tốt nhất trong trường hợp này. Tuy nhiên với công nghệ ổn định hình ảnh ứng dụng trên cả ống kính lẫn cảm biến trên các DSLR hiện đại, liệu chân máy có đang dần trở nên lỗi thời và mất dần tính phổ biến trong vai trò hỗ trợ người chụp trong những điều kiện thiếu sáng hiện nay?
Câu trả lời thực ra không hề đơn giản bởi ngoài việc chân máy giúp máy ảnh ổn định khi chụp trong điều kiện thiếu sáng, nó còn là một giá đỡ lý tưởng gánh trên lưng các thân máy chuyên nghiệp cỡ lớn và các ống kính siêu tele với kích cỡ cồng kềnh cố hữu của mình. Đó là còn chưa kể tới hàng loạt phụ kiện đi kèm như đế pin, bộ phát Wi-Fi hay một loạt các linh kiện mới xuất hiện trong thời đại máy ảnh DSLR quay phim HD hiện nay như microphone, các thiết bị hỗ trợ lấy nét hay các đèn quay video chuyên dụng. Cùng với sự phát triển các đầu khớp bi lỏng chuyên dụng để quay lia video gắn trên chân máy, chân máy vẫn giữ được mức độ phổ dụng của mình, dù vai trò của nó đang dần xa rời khỏi chức năng ổn định hình ảnh cho máy trong điều kiện thiếu sáng thuở ban đầu.
Canon EF 70-200mm ƒ/2.8L IS USM, Sigma 70-300mm ƒ/4-5.6 DG OS and Tamron 18-270mm ƒ/3.5-6.3 Di II VC là những ống kính có chống rung.
Ổn định hình ảnh trên ống kính hay trên cảm biến hiệu quả hơn?
Nếu là một nhiếp ảnh gia hay di chuyển, chắc hẳn bạn sẽ luôn muốn hành trang thật gọn nhẹ, và vì thế, chân máy sẽ là lựa chọn cuối cùng nếu bạn bắt buộc phải mang theo. Lựa chọn được ưu tiên trong trường hợp này sẽ là những ống kính tích hợp sẵn cơ chế chống rung quang học, hoặc ít nhất là một thân máy có cơ chế chống rung cảm biến.

Hai hệ thống ổn định hình ảnh này hoạt động hiệu quả ra sao và cơ chế nào tốt hơn thực ra còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan như hãng máy ảnh bạn đang dùng, các đặc điểm vật lý mỗi người và đối tượng mà bạn chụp. Hiện các nhà sản xuất như Canon, Nikon, Panasonic hay Sigma chỉ áp dụng hệ thống ổn định hình ảnh lên ống kính (với các ký hiệu như IS, VR, Mega O.I.S và OS) cho các máy DSLR của mình. Còn các hãng khác như Olympus, Pentax hay Sony lại lựa chọn ứng dụng tính năng chống rung dựa trên cảm biến. Cần lưu ý một điều là, ngay cả khi bạn mua một ống kính của hãng thứ ba có tính năng chống rung quang học, khi lắp trên các máy cũng có tính năng chống rung, bạn sẽ chỉ sử dụng được một trong hai cơ chế chống rung chứ không sử dụng cùng lúc cả hai được.
Theo lý thuyết, cả hai hệ thống ổn định hình ảnh có thể cải thiện từ 2 đến 4 stops so với tốc độ tối thiểu cho phép chụp cầm tay mà máy vẫn không bị rung. Điều này có nghĩa là nếu tốc độ thấp nhất cho phép là 1/200 giây thì khi áp dụng cơ chế ổn định hình ảnh, người chụp vẫn có thể chụp một bức ảnh với tốc độ xuống tới 1/12 giây (4 stops) mà ảnh vẫn không bị mờ nhòe. Tuy nhiên, trên thực tế sử dụng, các nhiếp ảnh gia nhiều kinh nghiệm cho biết, kể cả các ống kính chống rung tốt nhất hay cảm biến chống rung hiệu quả nhất thì độ tối ưu cũng chỉ trong khoảng chừng 3 stops, cộng thêm điều kiện là các ống sử dụng có tiêu cự phải dài hơn 100mm. Với các ống thường hay góc rộng, mức độ cải thiện chất lượng nhờ tính năng ổn định hình ảnh sẽ khó nhận biết hơn. Thêm vào đó, lợi thế của cơ chế ổn định hình ảnh có xu hướng giảm dần khi tốc độ cửa trập tăng lên. Ví dụ, nếu người chụp với ống 200mm và để ở chế độ 1/400 giây có thể bắt được đối tượng chuyển động mà không bị rung thì khi người chụp tăng tốc lên 1/600 giây để tạo hiệu ứng đông cứng chuyển động, vai trò của ổn định hình ảnh trong trường hợp này sẽ khó có thể nhận thấy rõ rệt.
Các công nghệ ổn định hình ảnh cũng có tác động nhất định đến cách thức bạn chụp và số tiền bạn đầu tư cho ống kính. Máy ảnh với công nghệ ổn định hình ảnh cảm biến hoạt động tốt với bất kỳ ống kính tương thích nào, kể cả các ống cũ. Còn các ống kính có cơ chế chống rung lại thường đắt hơn các ống kính không chống rung. Thông thường, chỉ có ống kính có cơ chế chống rung mới có chức năng xem trước tác động ổn định hình ảnh qua khung ngắm quang. Tuy nhiên, một số thân máy chống rung cảm biến cũng cho phép xem trước tác động chống rung trong chế độ LiveView qua LCD hay khung ngắm điện tử. Một số người thì cho rằng chế độ xem trước hiệu ứng chống rung rất hiệu quả, trong khi số khác lại cho rằng nó chỉ làm cho máy ảnh tốn thêm pin.
Các ống kính chống rung cao cấp thường được trang bị các chế độ lia hoặc công tắc chuyên dụng khi cần chụp lia bám đối tượng. Tính năng này cho kết quả xuất sắc nhờ việc bỏ qua chuyển động ngang và chỉ giảm rung theo chiều dọc. Một số ống kính còn có thể nhận biết máy ảnh đang được đặt trên chân máy và tự động tắt chế độ chống rung để tiết kiệm pin.
Ở chế độ quay phim, có thể nói cả hai hệ thống chống rung đều phát huy hiệu quả xét về một góc độ nào đó, dù rằng công nghệ chống rung quang học trên ống kính có xu hướng yên tĩnh hơn do ít nhất chúng cũng ở vị trí xa micro thu âm tích hợp trong máy ảnh hơn. Hiện Panasonic đã sản xuất thế hệ ống zoom mới với cơ chế chống rung gần như hoàn toàn yên lặng.
ISO cũng góp phần thay đổi vai trò ổn định hình ảnh của chân máy.
Cả ống kính với độ mở lớn hay ISO đặt ở mức cao cũng đều giúp người chụp đẩy tốc độ chụp nhanh hơn trong điều kiện ánh sáng yếu nhất định. Tuy nhiên, các ống tele với độ mở lớn thường rất đắt và hiếm khi đưa được 2 stops so với các ống kính rẻ tiền hơn. Nhưng lợi thế 2 stops này (ví dụ f/2.8 và f/5.6) sẽ có giá trị nếu bạn là ngườI chuyên chụp ánh sáng yếu hoặc nếu bạn muốn xóa thêm phông nên bằng việc sử dụng độ mở lớn.
Tăng giá trị ISO trên máy ảnh để cải thiện khả năng chụp trong điều kiện ánh sáng yếu cũng có thể giúp bạn có thêm một vài stops lợi thế bên cạnh các ống kính độ mở lớn hay công nghệ ổn định hình ảnh. Nhiều máy ảnh "ngắm là chụp" hiện nay lấy giá trị ISO cao làm thành chế độ ổn định hình ảnh "điện tử" khi ở chế độ tự động toàn phần. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho việc tăng ISO là chất lượng ảnh sẽ bị suy giảm. Độ suy giảm bao nhiêu còn tùy thuộc vào máy ảnh và bản thân cảm biến của máy nữa. Hầu hết các máy DSLR hiện tại cho phép chỉnh ISO để cải thiện từ 3 tới 5 stops so với mức tiêu chuẩn trước khi chất lượng ảnh trở nên quá tệ. Ví dụ, một máy ảnh APS-C trung bình với ISO 100 là tiêu chuẩn, bạn có thể tăng giá trị ISO lên mức 800 (3 stops) hoặc 3200 (5 stops) mà ảnh thu được vẫn có thể thuộc dạng chấp nhận được.
Gần đây, các DSLR cao cấp như Canon EOS-1Ds Mark IV và Nikon D3S đã cho thấy công nghệ cảm biến và chíp xử lý hình ảnh trên các máy ảnh số hiện đại có khả năng đẩy ISO vượt ra ngoài các giới hạn thông thường từ trước tới nay. Cả hai DSLR đều có thể đặt giá trị ISO lên tới 102.400, cho phép máy ảnh chụp trong điều kiện gần như tối hoàn toàn so với chỉ 3.200 là cao nhất thời ISO máy phim (kể cả cộng thêm xử lý hậu kỳ cũng chỉ tới được 12.800). Rõ ràng, với mức giá trị ISO thêm tới gần 100.000 (cho dù ở mức này ảnh khá nhiễu hạt và nhiễu màu), các máy DSLR mới có đủ khả năng chụp với ISO 6.400 (6 stops hơn ISO 100) và 12.800 (7 stop) mà chất lượng ảnh vẫn đủ kinh ngạc, trong nhiều trường hợp thậm chí còn không hề thua kém các mức ISO 800 và 1.600 ở các phiên bản cùng hãng đời trước.
Khi kết hợp toàn bộ các lợi thế: từ ống kính chống rung, độ mở lớn, ISO cao, bạn có thể đạt được một mức từ 7 tới 10 stop với các phiên bản APS-C mới nhất và tới 13-14 stop khi chụp với các máy chuyên nghiệp. Hãy thử tưởng tượng lợi thế chụp thiếu sáng sẽ là như thế nào khi so sánh với các máy phim hay máy số thường với ISO 100 và một ống kính không chống rung có độ mở f/4 hay f/5.6.
Lợi thế này thực sự không chỉ còn nằm ở những thông số mà đã giúp các nhiếp ảnh gia chỉ cần cầm tay vẫn có thể chụp ảnh và quay phim ở những điều kiện vô cùng tối, điều kiện mà trước đây với máy phim hay kể cả với những máy số đời đầu nếu không có chân máy hay đèn phụ sẽ là điều không thể.

Olympus CAMEDIA FE-110

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus CAMEDIA FE-110





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus FE Series
Độ lớn màn hình LCD (inch)1.5 inch
Màu sắcBạc
Trọng lượng Camera160g
Loại thẻ nhớ xD-Picture Card (xD)
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)5.0 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus CAMEDIA FE-110

Olympus Camedia FE-340

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus Camedia FE-340





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus FE Series
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcXanh lam
Trọng lượng Camera156g
Loại thẻ nhớ xD-Picture Card (xD)
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)8.0 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus Camedia FE-340

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More