25.11.11

Kỹ thuật chụp ảnh: Nghệ thuật chụp ảnh mờ.

Kỹ thuật chụp ảnh: Nghệ thuật chụp ảnh mờ.


Làm mờ ảnh với máy ảnh kỹ thuật số vốn vẫn là một phần thú vị của nghệ thuật nhiếp ảnh. Tuy nhiên để tạo được một bức ảnh mờ mang tính nghệ thuật với máy ảnh kỹ thuật số đúng nghĩa cần phải nắm được kỹ thuật, trải nghiệm qua thực hành và cũng cần một chút may mắn. Đối tượng có thể áp dụng hiệu ứng mờ cũng khá đa dạng, có thể là chim chóc, hoa lá, thậm chí cả ảnh phong cảnh thông thường.
Nếu ánh sáng đủ vốn vẫn là điều kiện để có được một bức ảnh đẹp thì ánh sáng yếu lại là điều kiện lý tưởng cho chụp mờ, bởi với ánh sáng này, tốc độ chụp sẽ chậm hơn, dễ tạo hiệu ứng hơn. Nếu thời điểm chụp ánh sáng quá mạnh, người chụp thậm chí còn nên sử dụng kính lọc ND (neutral density) tới 0,9 để có thể giảm sáng tới 3 stops hoặc kết hợp nhiều kính ND chồng lên nhau. Chỉ lưu ý một điều, nếu tối quá thì việc lấy nét tự động sẽ khó khăn hơn mà thôi.
Tạp chí nhiếp ảnh Nature Scapes đã tổng hợp một số kỹ thuật chụp mờ giúp người chụp có thể thực hành sáng tạo những tấm ảnh nghệ thuật của riêng mình.
Lia mờ
Độ mở f/18, tốc độ 1/15, ISO 50, tiêu cự 840mm. Ảnh: Alfred Forns.
Lia mờ là kỹ thuật chụp mờ thông dụng nhất. Lia máy đòi hỏi tay cầm phải vững và tốc độ lia theo đối tượng phải đều. Với kỹ thuật này, việc lựa chọn tốc độ cửa trập khá quan trọng bên cạnh tốc độ, khoảng cách và góc của đối tượng. Đối tượng càng xa, tốc độ phải càng chậm mới có thể làm mờ hậu cảnh. Ví dụ khi chụp một con chim bay qua cánh đồng phía xa, tốc độ có thể phải giảm tới một phần tám giây, trong khi cũng con chim đó nhưng nếu ở ngay trước mặt thì tốc độ có thể phải tăng lên tới một phần sáu mươi giây.
Một trong các kỹ thuật kinh điển là người chụp lấy nét được vào đầu con chim, còn thân hay cánh hay hậu cảnh thì có thể để mờ. Mặc dù một bức ảnh tất cả đều hơi mờ trông có vẻ hài hòa hơn, nhưng việc nhấn mạnh vào một vùng nét hơn các vùng khác sẽ làm cho ảnh nổi bật vì phù hợp với đặc tính so sánh của mắt người.
Độ mở f/6.7, tốc độ 1/50, ISO 500, tiêu cự 600mm. Ảnh: Alfred Forns.
Để tạo ảnh lia mờ, trước tiên người chụp nên sử dụng cơ chế lấy nét điểm. Khi đã bắt được nét, lia chầm chậm theo đối tượng cho đến khi cảm thấy đồng tốc giữa máy và đối tượng thì tiến hành bấm chụp (nhớ đặt máy ở chế độ chụp liên tục) và tiếp tục duy trì lia máy theo đối tượng kể cả sau khi đã bấm. Người chụp có thể thử vài tốc độ khác nhau để so sánh và tìm hiệu ứng mờ ưng ý nhất.
Zoom mờ
Độ mở f/16, tốc độ 1/8, ISO 50, tiêu cự 320mm. Ảnh: Alfred Forns.
Kỹ thuật này thường sử dụng với ống zoom và tốc độ chụp chậm. Tốt nhất nên thử nghiệm với chân máy và tốc độ thật chậm, thậm chí có thể xuống tới một giây. Tốc độ chậm cho phép người chụp thấy rõ được hiệu ứng zoom tạo xoáy mờ sẽ có kết quả ra sao. Từ đó, sau nhiều lần thực hành, có thể tăng tốc độ lên một phần tám hoặc một phần mười lăm giây hay thậm chí cầm máy bằng tay và vừa chụp vừa xoay.
Người chụp có thể chọn cách zoom từ gần ra xa hay ngược lại, nhưng thông thường nên chụp từ xa rồi kéo về gần. Có thể chọn điểm nét trung tâm để làm nổi đối tượng hoặc thậm chí có thể hơi đẩy điểm nét ra vùng biên để có hiệu ứng mạnh hơn. Khi đã thực hành quen, người chụp còn có thể kết hợp giữa lia mờ và zoom mờ để tạo ra những bức ảnh với nhiều hình khối thú vị.
Chuyển động mờ
Độ mở f/18, tốc độ 1/15, ISO 400, tiêu cự 360mm. Ảnh: Fabiola Forns.
Kỹ thuật này sử dụng thời gian phơi sáng lâu kết hợp với dịch chuyển máy ảnh. Những đối tượng chủ yếu để thử nghiệm nên có sự đa dạng về màu sắc, như một cánh đồng hoa. Đừng cố tình rung giật máy nhưng hãy làm cho máy ảnh kỹ thuật số hơi chuyển động nhẹ thì sẽ có một bức ảnh như thể một tranh vẽ.
Độ mở f/25, tốc độ 1/20, ISO 200, tiêu cự 400mm. Ảnh: Fabiola Forns.
Hoặc người chụp cũng có thể tạo mở bằng cách giữ cố định máy ảnh kỹ thuật số và để cho đối tượng chuyển động qua khung hình. Nếu muốn tạo hiệu ứng mạnh hơn, lia máy ngược với chiều chuyển động của đối tượng, nhưng cần lưu ý là kết hợp kiểu này ảnh sẽ mờ và rất dễ mờ luôn cả chính đối tượng cần làm nổi.
Chụp chồng lớp (Multiple Exposures)
Độ mở f/11, tốc độ 1/640, ISO 800, tiêu cự 24mm. Ảnh: Fabiola Forns.
Đây là tính năng mới được hỗ trợ trên các máy Nikon đời cao. Theo đó, máy ảnh sẽ tính toán phơi sáng của ảnh, sau đó chia giá trị này ra để áp vào các khung hình khác nhau trong chế độ multi-exposure, rồi lại trộn lại để xuất ra một bức ảnh duy nhất. Thông thường, nên chọn chế độ chụp khoảng 9 hình với đối tượng là các cảnh tĩnh. Khi chụp, có thể hơi dịch chuyển máy ảnh theo chiều dọc hay ngang tùy đối tượng và tùy ý thích.
Độ mở f/22, tốc độ 1/250, ISO 640, tiêu cự 70mm. Ảnh: Fabiola Forns.
Sử dụng ống LensBaby
Độ mở f/2.8, ISO 100, tiêu cự 50mm. Ảnh: Fabiola Forns.
Hãng Lensbaby vốn nổi tiếng nhờ chế ra những ống kính có thể vặn vẹo tạo các hiệu ứng khá lạ mắt. Các ống này nhỏ, nhẹ và cũng không đắt tiền. Người dùng có thể thử nghiệm với các hiệu ứng khác nhau từ các ống Muse, Control Freak hay Composer mới nhất của họ.
Làm mờ điểm nét
Độ mở f/3.5, tốc độ 1/1250, ISO 250, tiêu cự 180mm. Ảnh: Fabiola Forns.
Nếu chỉ muốn nhấn mạnh đến màu sắc và hình dáng thay vì chi tiết, hãy sử dụng chế độ lấy nét tay để hiệu chỉnh độ mờ. Kỹ thuật này có thể áp dụng ở cả tốc độ cao Nhưng lưu ý là không nên để mờ quá, vẫn phải giữ lại một số đường nét đủ để biết đối tượng là gì.
Độ mở f/3.5, Tốc độ 1/1600, ISO 400, tiêu cự 180mm. Ảnh: Fabiola Forns.
Nguyễn Hà

Máy ảnh kỹ thuật số: Để ảnh luôn nét

Máy ảnh kỹ thuật số: Để ảnh luôn nét


Một trong những điều băn khoăn của không ít người chụp là sao những bức hình mình chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số lại không nét bằng những bức vẫn thấy trên Internet, dù đã thực hiện đủ các kỹ thuật cần thiết như cầm chắc máy, nâng tốc độ cửa trập, lấy nét đúng… Tuy nhiên, đó mới chỉ là những kỹ thuật khởi đầu để có một bức ảnh đẹp. Thực ra, ngay cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng có không ít những bức bị rung, bị mờ, chỉ là họ không công bố rộng rãi mà thôi.
Ngoài những kỹ thuật cơ bản ở trên, tạp chí nhiếp ảnh Digital Photography School đã tổng hợp thêm một số kỹ thuật khác giúp người chụp có thể khai thác để có được những bức ảnh thật sự nét của riêng mình trên máy ảnh kỹ thuật số.
Nút lấy nét phía sau thân máy.
Chế độ AF gần màn hình. Ảnh: Digital Photography School.
Chế độ AF gần màn hình. Ảnh: Digital Photography School.
Rất nhiều người chụp ảnh thực hiện các thao tác lấy nét bằng nhá nút chụp rồi ấn thẳng để chụp ảnh. Vấn đề ở chỗ nếu lấy nét và chụp theo cách thức này, mỗi khi bạn nhá nút chụp là một lần máy ảnh kỹ thuật số sẽ lấy nét lại. Nếu đối tượng ở quá xa hoặc khung cảnh có nhiều người, cách thức trên rất dễ dẫn tới hiện tượng khoảng nét liên tục bị thay đổi do máy lấy nhầm vào những đối tượng di chuyển xung quanh điểm nét đã chọn.
Giải pháp cho vấn đề này là trên hầu hết các máy DSLR, luôn có nút "AF-On" phía sau máy có thể chuyển thành nút lấy nét độc lập mà không cần phải bấm nhá nút chụp ảnh nữa. Khi kích hoạt tính năng này trong menu, mỗi lần bạn bấm nút AF-On, khoảng nét đã lấy sẽ được giữ nguyên (tương tự như chức năng khóa nét) và như vậy có thể bấm bao nhiêu ảnh tùy thích cho đến khi có được bức ưng ý mà không sợ khoảng nét bị thay đổi. Lúc này, nút chụp ảnh sẽ chỉ đơn thuần là nút chụp chứ không còn đóng vai trò là nút lấy nét nữa, giải phóng cho ngón tay bấm máy của bạn.
Nên nhớ luôn có sự khác nhau giữa việc để máy ảnh kỹ thuật số chọn điểm nét và tự mình chọn điểm nét. Do các máy DSLR càng ngày càng được cải tiến với các giải thuật tiên tiến nên rất nhiều người chọn cách để cho máy chọn điểm nét (bằng cách bật tất cả các điểm nét) thay vì tự chọn bằng tay. Không thể phủ nhận rằng về cơ bản, trong hầu hết các trường hợp máy lựa chọn khá chuẩn xác do đối tượng cần chụp luôn chiếm phần lớn khung hình. Nhưng vấn đề chỉ thực sự nảy sinh nếu như bạn sử dụng độ mở lớn dẫn tới khoảng nét hẹp.
Ví dụ, nếu đối tượng đứng ở khoảng cách 3 mét và sử dụng tiêu cự tele 200mm, độ mở f/2.8, độ sâu trường ảnh chỉ khoảng 4cm. Điều này nghĩa là đối tượng của bạn chỉ nét từ khoảng 2,98m đến 3,02m, còn ngoài khoảng đó sẽ bị mờ. Với khoảng nét hẹp như vậy mà để cho máy ảnh tự quyết định điểm nét sẽ rất dễ dẫn đến trường hợp máy lấy đầu mũi làm điểm nét khiến cho phần mắt (phần biểu cảm chính của đối tượng) lại bị mờ.
Giải pháp cho vấn đề này là kích hoạt chế độ chọn điểm nét, dùng bánh xe hay joystick tùy thân máy để chọn chỉ một điểm nét (single-point) trong các điểm mà máy hỗ trợ. Nếu muốn lấy nét vào mắt đối tượng, hãy di chuyển điểm nét đã chọn vào vị trí mắt, bấm nút lấy và khóa nét AF-On. Khi điểm nét đã được khóa trên khung hình, chỉ cần lo việc tìm ra những khoảnh khắc thích hợp để bấm máy.
Chế độ bám nét liên tục.
Ngoài chế độ lấy nét một lần, đừng quên máy ảnh còn có chức năng bám nét liên tục Servo focus.
Khoảnh khắc hạnh phúc của hai bố con. Ảnh: Digital Photography School.
Khoảnh khắc hạnh phúc của hai bố con. Ảnh: Digital Photography School.
Chế độ AI Servo bắt đầu trở nên thông dụng và trở thành một trong những chức năng tiêu chuẩn trên máy ảnh từ những năm 80 do nhu cầu của các nhiếp ảnh gia thể thao muốn lấy nét chính xác hơn trên những đối tượng luôn chuyển động. Ở chế độ này, máy ảnh sẽ bám nét liên tục theo từng chuyển động. Ở một số máy, người chụp còn có thể điều chỉnh độ nhạy của chức năng bám nét này.
Ví như bức ảnh trên đây, chụp khoảnh khắc hạnh phúc của một người bố chơi với con trai mình. Do đối tượng đang chụp chuyển động nên tác giả đã sử dụng chế độ nét điểm vào cậu bé, bấm giữ nút AF-On vào khoảng vị trí này rồi kích hoạt chế độ bám nét AI-Servo mỗi lần cậu bé quay đến. Kết quả là một bức ảnh ấn tượng dù tác giả chụp với một khoảng nét khá hẹp.
Ban nhạc Jars of Clay. Ảnh: Digital Photography Schoo.
Ban nhạc Jars of Clay. Ảnh: Digital Photography School.
Còn bức ảnh trên đây được chụp trong một phòng họp tại nhà hát Austin, Texas của ban nhạc Jars of Clay. Tác giả bức ảnh đã ngồi một chỗ cố định, chọn nét điểm rồi khóa nét vào gương mặt của ca sĩ hát chính. Lúc này, nhiếp ảnh gia chỉ việc chờ với ngón tay đặt trên nút chụp, đến thời điểm ca sĩ quay ra nhìn máy ảnh, anh ta bấm máy. Kết quả là một bức ảnh khá sống động thay vì những bức hội nghị vốn thường nhàm chán vì quá nhiều người.

Kỹ thuật chụp ảnh: Chụp ảnh vào những ngày không nắng

Kỹ thuật chụp ảnh: Chụp ảnh vào những ngày không nắng


Vào những ngày mùa đông không có nắng, bầu trời xám xịt, nhưng không vì thế mà những người cầm máy ảnh kỹ thuật số không chụp được những bức ảnh thú vị. Chỉ cần một sáng tạo một chút thôi là sẽ có một bức ảnh đẹp.
Nhiếp ảnh cần ánh sáng. Ở đây bạn có ánh sáng, thế là đủ. Quan trọng là cách tiếp cận và sử dụng các nguồn ánh sáng này. Từ đó, bạn sẽ thấy sự khác nhau giữa một ngày nắng với một ngày u ám.
Dưới đây là một số gợi ý về chủ đề để người cầm máy ảnh kỹ thuật số có thể sáng tác.
Bãi biển ngày không nắng. Ảnh: Nguyễn Quang Hưng.
Bãi biển ngày không nắng. Ảnh: Nguyễn Quang Hưng.
Bãi biển mùa hè khách hẳn với ngày không nắng, khi đó ít khách du lịch hơn và bạn cũng dễ dàng tác nghiệp hơn. Những ngày mùa đông, bầu trời không được trong và xanh. Hãy chọn khoảnh khắc ánh sáng để màu nước và đường chân trời hòa màu với nhau thành vô tận.
Chụp close up
Chụp close up trong trời u ám.
Những ngày này là cơ hội tuyệt vời để sử dụng máy ảnh kỹ thuật số với ống kính macro. Vì sao vậy? Trời âm u, ánh sáng sẽ yếu hơn bình thường nên tốc độ chụp cũng sẽ chậm đi. Với sự ngang bằng của các tông màu không cần chủ thể và bóng đổ, chụp "close up" vào một ngày như này sẽ rất tốt.
Chuyển qua thể loại đen trắng khi ảnh ít màu sắc. Ảnh: Flickr.
Chuyển qua thể loại đen trắng khi ảnh ít màu sắc. Ảnh: Flickr.
Nếu mọi thứ có vẻ tẻ nhạt thì tại sao lại không thử chụp đen - trắng? Hãy để dành những bức ảnh đầy màu sắc cho mùa hè và trải nghiệm ảnh đen - trắng cho mùa đông, khi mọi thứ xung quanh đều ít màu sắc.
Xử lý hậu kỳ một chút để có bức ảnh ấn tượng. Ảnh: Photo.
Xử lý hậu kỳ một chút để có bức ảnh ấn tượng. Ảnh: Photo.
Thử dùng các phần mềm xử lý hậu kỳ hoặc cũng có thể đẩy ISO lên 3.200 để cac hạt noise xuất hiện. Với nhiều người, noise là kẻ thù của ảnh tuy nhiên, trong từng trường hợp mà noise lại tạo cảm xúc nhất định. Nhiếp ảnh gia Peter West Carey của tạp chí ảnh Digital Photography School, còn cho rằng nếu ảnh ít màu sắc thì không cần phải quá sắc ntes, thay vào đó hãy tạo chút noise hoặc hạt grain sẽ tạo cảm xúc hơn. Với mức độ vừa phải, người chụp có thể thể hiện được cảm xúc của mình và bức ảnh, như sự cô đơn, lạnh lẽo hay cảm giác cổ điển.
Chụp nhà cao tầng với trời âm u. Ảnh: Flickr.
Chụp nhà cao tầng với trời âm u. Ảnh: Flickr.
Khi chụp landscape với thời tiết này, nhất là với ảnh đen trắng, bóng đổ sẽ giảm đi so với những hôm đầy nắng. Do đó, chi tiết sẽ hiển thị được nhiều hơn. Khi chụp các tòa nhà cao tầng hay các ống khói từ nhà máy cũng dễ dàng hơn.

Kỹ thuật chụp ảnh: Chuẩn bị cho chụp chân dung

Kỹ thuật chụp ảnh: Chuẩn bị cho chụp chân dung


Dưới đây là một vài kinh nghiệm của nhiếp ảnh gia Joe Farace, tác giả cuốn sách "Studio Lighting Anywhere" cho những người mới chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số.
Ảnh chân dung phải nói được cá tính người chụp thông qua khuôn mặt. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Ảnh chân dung phải nói được cá tính người chụp thông qua khuôn mặt. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Mẫu đeo càng ít đồ trang sức càng tốt.
Trừ khi bạn chụp bức hình bằng máy ảnh kỹ thuật số để quảng cáo cho đồ trang sức vì chúng thường làm mất tập trung vào người được chụp.
Mẫu nên mặc những đồ một màu và vừa vặn.
Không gì làm phân tán khuôn mặt của đối tượng hơn là một bộ quần áo lòe loẹt hoặc đầy màu sắc. Trong ảnh chân dung, phần quan trọng nhất là khuôn mặt nên cần hạn chế màu sắc của các bộ đồ.
Ngoài ra, không ít trường hợp, người được chụp đến với những bộ quần áo rộng thùng thình hoặc quá bó, phô hết đường cong cơ thể, như vậy, trọng tâm của bức ảnh là khuôn mặt sẽ bị sao lãng.
Nhớ trang điểm để che khuyết điểm.
Máy ảnh luôn phản ánh thực tế nên nếu mẫu có các vấn đề về da, như những vết cháy nắng hay bớt, hãy bảo họ trang điểm che bớt các khuyết điểm này hoặc sử dụng trang phục phù hợp để không bị lộ. Nếu không, chỉnh sửa ảnh hậu kỳ là điều bắt buộc nếu bạn muốn có một bức ảnh "nuột".
Thay đổi kiểu tóc sau mỗi kiểu chụp và đừng quên tác dụng của mũ.
Để có những bức hình chân dung đa dạng, hãy đề nghị đối tượng thay đổi kiểu tóc cho ảnh thêm đa dạng. Bạn có thể chỉnh sửa ánh sáng hoặc màu sắc ảnh ở hậu kỳ nhưng khó có thể chỉnh kiểu dáng cho tóc được. Ngoài ra, những chiếc mũ phù hợp cũng có thể thay đổi phong cách chân dung của đối tượng.
Giày dép.
Nếu người chụp là nữ, hay đề nghị họ mang giầy cao gót, dù có thể nó sẽ không xuất hiện trong ảnh. Nữ đi giày cao sẽ làm thay đổi tư thế đứng và có thể cải thiện chiều cao của người được chụp so với toàn bộ khung cảnh chung.
Người chụp hãy thử ở các góc khác nhau.
Khuôn mặt của người được chụp sẽ bộc lộ phong cách của họ, nên nếu chỉ chọn một góc chụp, phong cách của họ sẽ rất đơn điệu. Thay vào đó, người chụp hãy thử các góc khác nhau để ảnh thêm phong phú.

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FZ35 / FZ38

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FZ35 / FZ38





Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcĐen
Trọng lượng Camera370g
Loại thẻ nhớ•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)12.1 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FZ35 / FZ38

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-TS2 / FT2

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-TS2 / FT2





Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcDa cam
Trọng lượng Camera167g
Loại thẻ nhớ•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
•  SD eXtended Capacity Card (SDXC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)14.1 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-TS2 / FT2

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-TS1 (FT1)

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-TS1 (FT1)





Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcXanh lam
Trọng lượng Camera190g
Loại thẻ nhớ•  Multimedia Card (MMC) 
•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)12.1 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-TS1 (FT1)

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FX100

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FX100





Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.5 inch
Màu sắcGhi
Trọng lượng Camera150g
Loại thẻ nhớ•  Multimedia Card (MMC)
•  Secure Digital Card (SD) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)12 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FX100

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More