15.11.11

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-G2 nổi bật

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-G2 nổi bật.


Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-G2 là thế hệ kế thừa của DMC-G1 nổi tiếng với 2 điểm nhấn nổi bật: quay video độ phân giải 1280 x 720 HD (60 fps, định dạng AVCHD Lite) và màn hình hiển thị cảm ứng 460.000 điểm ảnh, kích thước 3", có thể xoay/ gập đa chiều. Máy vẫn sử dụng cảm biến ảnh Live MOS kích thước 4/3 inch (Micro Four-thirds), độ phân giải 12,1 megapixel. Người dùng G2 có thể lấy nét bằng cách chạm trực tiếp vào màn hình cảm ứng, song song với khả năng tùy chỉnh khóa nét chủ thể, kể cả khi nó di chuyển trong phạm vi ngắm.


Trên máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-G2, Panasonic còn tách riêng khả năng chụp cảnh tự động thông minh iA (Intelligent Auto) thành một nút bấm riêng biệt để hỗ trợ người dùng nhận diện và ghi lại những hình ảnh hay video phong cảnh một cách dễ dàng nhất, tiện lợi nhất. Cả hai đều được bán kèm ống kính rời thuộc dòng Lumix G Vario: 14-42mm/F3.5-5.6 ASPH/MEGA O.I.S. Nếu muốn sử dụng một số ống rời khác, người dùng còn có thể tùy chọn các ngàm ống kính Four Thirds như DMW-MA1, DMW-MA2M hay MA3R...

Đây là một dòng máy DSLR khá nổi tiếng của Panasonic, tuy còn có một số thiếu sót về kích thước nhưng thực sự là một lựa chọn không hề tồi, hiện máy đang được bán tại www.eway.vn với mức giá 14.475.000 VNĐ, truy cập máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-G2 để tìm hiểu kỹ hơn về thông số máy.

Panasonic Lumix DMC-FX33

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FX33



Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)3.5 inch
Màu sắcBạc
Trọng lượng Camera240g
Loại thẻ nhớ•  Multimedia Card (MMC) 
•  Secure Digital Card (SD) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)8.1Megapixel
 
Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FX33

Panasonic Lumix DMC-TZ50

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-TZ50




Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)3.0 inch
Màu sắcBạc
Trọng lượng Camera240g
Loại thẻ nhớ•  Multimedia Card (MMC) 
•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)9.1Megapixel
Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-TZ50

Panasonic Lumix DMC-LS60

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-LS60



Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.0 inch
Màu sắcBạc
Trọng lượng Camera190g
Loại thẻ nhớ•  Multimedia Card (MMC) 
•  Secure Digital Card (SD) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)6.0 Megapixel
 
Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-LS60

Panasonic Lumix DMC-LZ3

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-LZ3



Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.0 inch
Màu sắcBạc
Trọng lượng Camera230g
Loại thẻ nhớ•  Multimedia Card (MMC) 
•  Secure Digital Card (SD) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)5.0 Megapixel
 
Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-LZ3

Panasonic Lumix DMC-FX1

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FX1



Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)1.5 inch
Màu sắcBạc
Trọng lượng Camera190g
Loại thẻ nhớ•  Multimedia Card (MMC) 
•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)3.1 Megapixel
 
Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FX1

Máy ảnh kỹ thuật số: Kích cỡ cảm biến thay đổi góc nhìn.

Máy ảnh kỹ thuật số: Kích cỡ cảm biến thay đổi góc nhìn.

Kích cỡ các loại cảm biến. Ảnh: Neutralday.
Kích cỡ các loại cảm biến. Ảnh: Neutralday.
Thử tưởng tượng tám máy ảnh kỹ thuật số khác nhau nhưng được đặt ở cùng một vị trí, cùng độ cao, hướng cùng một đối tượng và sử dụng cùng một ống kính và tiêu cự, liệu có thể cho ra cùng một khung cảnh hay không. Điều này chỉ đúng nếu như tất cả máy ảnh máy ảnh kỹ thuật số đều có cùng một kích cỡ cảm biến. Giả thuyết trên được nêu ra nhằm chỉ ra rằng, có rất nhiều kích cỡ cảm biến khác nhau trên thị trường, và mỗi loại máy ảnh, mỗi hãng máy ảnh lại ứng dụng những kiểu kích cỡ khác nhau. Mỗi một kích cỡ cảm biến khác nhau sẽ cho ra một khung hình với góc nhìn khác nhau, bởi lẽ, cảm biến càng bé thì phần ngoại cảnh phản chiếu lên cảm biến cũng bé theo.

Chính sự khác biệt về khung hình của mỗi cảm biến mà ngành công nghiệp máy ảnh thường lấy góc nhìn của máy phim 35mm ra làm chuẩn, theo đó, kích cỡ phim (24 x 36 mm) sẽ được coi là một cảm biến toàn khung (full-frame). Dựa trên kích cỡ tham vấn này, đối với các máy DSLR có nhỏ hơn full-frame sẽ có các thông số nhân hình (crop-factor) tương đương, dựa vào đó người dùng sẽ biết một ống kính tiêu cự này khi lắp vào thân kia sẽ có tiêu cự thực như thế nào.

Thông dụng nhất là APS-H (hiện chỉ có trên Canon với phiên bản EOS-1D Mark IV) với nhân hình 1,3X; kích cỡ APS-C (của Canon) nhân hình 1,6X; APS-C (khác Canon) nhân hình 1,5X; cảm biến Foveon của Sigma nhân hình 1,7X; và cảm biến định dạng Four Thirds (Olympus) nhân hình 2X.

Như vậy, kích cỡ cảm biến càng nhỏ thì góc nhìn của một ống kính càng bị thu hẹp. Đối với tiêu cự tele, kích cỡ cảm biến nhỏ có lợi thế tiêu cự càng được đẩy xa hơn. Một ống 200mm lắp trên cảm biến APS-C có trường nhìn tương đương với ống 300mm gắn trên cảm biến Full Frame. Chú ý tiêu cự vẫn luôn là 200mm cho dù có gắn lên bất cứ cảm biến nào. Nhưng đối với ống góc rộng thì để đạt được một ống góc rộng bình thường như 20mm trên full-frame, người dùng phải tìm ống góc rộng tới 10mm, mà thông thường những ống góc càng rộng thì giá thành lại càng đắt đỏ.

Máy ảnh kỹ thuật số:Tìm hiểu về nhiễu ảnh .

Máy ảnh kỹ thuật số:Tìm hiểu về nhiễu ảnh .

Nhiễu
Đôi khi nhiễu khiến bức ảnh trở nên rất tệ. Ảnh: Popphoto.
Ví dụ, khi dò đài, nhất là những đài có tín hiệu xấu, người nghe phải bật tiếng to (khuếch đại) lên mới có thể nghe được tiếng nói. Tuy nhiên, khi bật tiếng to để nghe rõ tiếng, đồng nghĩa các tín hiệu nhiễu đi kèm cũng bị to hơn, vì thế nghe nhiều tiếng xì hơn.

Nhiễu điện tử trong ảnh số cũng tương tự. Khi khuếch đại những tín hiệu hình ảnh yếu từ cảm biến, cũng tức là người chụp đang vô tình khuếch đại thêm những tín hiệu điện tử khác trên cảm biến hoặc trên các mạch xử lý. Những tín hiệu bị khuếch đại ăn theo này sẽ hiện lên ảnh thành các nhiễu hạt hoặc nhiễu màu. Đôi lúc có thể chấp nhận được, nhưng đôi lúc khiến bức ảnh trở nên rất tệ.

Cảm biến về cơ bản là một mạng lưới các hạt nhận sáng (hay còn gọi là điểm ảnh). Mô hình đơn giản hóa quá trình chụp ảnh như sau. Mỗi điểm ảnh đo mức ánh sáng nhận được và truyền tín hiệu về cảm biến. Các mức độ ánh sáng khác nhau của mỗi điểm ảnh nhận được sẽ được kết hợp lại tại cảm biến và trở thành một bức ảnh hoàn chỉnh. Nếu mỗi điểm ảnh nhận được quá ít ánh sáng (trời quá tối) thì tín hiệu mà nó chuyển đến cảm biến sẽ yếu. Để nhận được tín hiệu tốt hơn, người chụp phải khuyếch đại tín hiệu này, và như nguyên lý ở trên, khi tín hiệu hình ảnh được khuếch đại thì nhiễu theo đó cũng được khuếch đại theo.

Có thể coi nút chỉnh âm lượng trên máy ảnh là ISO, bởi khi tăng ISO, sẽ chụp được những bức ảnh ở điều kiện ánh sáng tối (tín hiệu yếu hơn). Một số DSLR tiên tiến cho phép chỉnh ISO lên mức trên 100.000, nhưng thường ISO khoảng từ 3.200 tới 6.400 cũng đã được coi là rất cao rồi.

Giống như bộ dò đài, một số cảm biến có chất lượng hình ảnh tốt hơn các cảm biến khác. Vấn đề chính nằm ở là kích cỡ điểm ảnh. Nếu tưởng tượng mỗi điểm ảnh như một cái xô hứng ánh sáng thì điểm ảnh càng lớn, xô này hứng được ánh sáng càng nhiều, vì thế sẽ càng không phải dùng đến biện pháp khuếch đại tín hiệu mới có được các tín hiệu tốt. Điểm ảnh lớn, tín hiệu ảnh sẽ tốt hơn là các tín hiệu nhiễu (thường gọi là tỷ lệ tín hiệu/nhiễu lớn hơn).
Cảm biến DSLR với kích cỡ lớn hơn nhiều so với máy du lịch nên cũng có các điểm ảnh lớn hơn. Ví dụ, phiên bản Nikon D3S 12 triệu điểm ảnh có kích cỡ mỗi điểm ảnh tới 8,45-micron pixel (khoảng 0.00845mm), trong khi một máy ảnh du lịch cũng 12 triệu điểm chỉ có điểm ảnh với kích cỡ chỉ 1,5 micron.

Tất nhiên là còn nhiều yếu tố tác động có thể gây nên nhiễu hạt và các nhà sản xuất cũng đã tạo ra nhiều phương pháp để hạn chế nó. Tuy nhiên, nguyên lý kích cỡ điểm ảnh lớn cho chất lượng ảnh tốt hơn hiện vẫn chưa có phương pháp nào đuợc coi là khả dĩ hơn để thay thế cho đến thời điểm này.

Bảng so sánh cơ bản các yếu tố ảnh hưởng tới nhiễu ảnh.
Ít nhiễuNhiều nhiễu
Điểm ảnh lớnĐiểm ảnh nhỏ
ISO thấpISO cao
Thời gian phơi sáng ngắnPhơi sáng lâu
Nhiệt độ thấpNhiệt độ cao
Phơi sáng đúngThiếu sáng

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More