2.12.11

Kỹ thuật chụp ảnh: Nghệ thuật ảnh mất nét.

Kỹ thuật chụp ảnh: Nghệ thuật ảnh mất nét.


Mất nét hay "out" nét là lỗi xảy ra khi đối tượng chính trên ảnh bị mờ do lấy nét không chính xác. Một số ống kính hoặc thân máy ảnh kỹ thuật số cũ đôi khi lấy nét nhầm vào trước hoặc sau điểm cần nét (back/front focus) nhưng không quá nghiêm trọng. Lỗi "out" nét đa phần xảy ra do người chụp chưa biết cách làm chủ thiết bị và điều tiết các thông số hợp lý. Những ống kính tiêu cự dài khi thiết lập mở khẩu lớn thường gây mất nét do độ sâu trường ảnh bị thu ngắn. Chẳng hạn, sử dụng ống kính EF 135mm f/2L USM trên thân máy ảnh kỹ thuật số Canon 40D để chụp một người ở khoảng cách 5 mét, vùng ảnh nét có thể chấp nhận được chỉ rộng không quá 11 cm. Nếu máy ảnh kỹ thuật số lấy nét vào khuôn mặt, phần lớn các chi tiết phía sau lưng như tóc và cổ áo sẽ bị "out" nét. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi sử dụng ống macro để chụp những vật thể nằm ở quá gần. Một số lỗi chủ quan khác cũng làm ảnh bị mất nét như: chọn nhầm điểm lấy nét, khóa lấy nét rồi tái bố cục không cẩn thận, thân máy ảnh kỹ thuật số hoặc đối tượng di chuyển trong quá trình chụp...

Những bức ảnh nét đến từng "chân tơ kẽ tóc" luôn là mục tiêu hàng đầu của các tay máy, dù là người nghiệp dư hay dân chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không phải cứ tập trung vào đối tượng chính là thu được một tác phẩm đẹp. Người chụp có thể cố tình thay đổi điểm lấy nét để ảnh bị "out" nhưng vẫn thể hiện được giá trị nội dung cũng như nghệ thuật ẩn chứa bên trong. Một chút phá cách trong việc bố trí điểm nhìn đôi khi cũng đem lại những hiệu quả không ngờ.

Sau đây là một số bức ảnh mất nét ấn tượng trên website chia sẻ ảnh Flickr.
Trần Hạ

Kỹ thuật chụp ảnh: Điểm nhấn trong ảnh đen trắng.

Kỹ thuật chụp ảnh: Điểm nhấn trong ảnh đen trắng.


Những thành tựu công nghệ trong hơn 10 năm trở lại đây đã đưa nhiếp ảnh chuyển sang kỷ nguyên kỹ thuật số với sự ra đời của hàng loạt thế hệ cảm biến điện tử và những ống kính độ nét cao. Nhiếp ảnh trở nên gần gũi và bình dân hơn. Nhưng có lẽ cũng do sự phổ biến và đơn giản của máy ảnh kỹ thuật số mà nhiều giá trị cổ điển đã dần rơi vào quên lãng như: chụp ảnh pinhole hay nhiếp ảnh sử dụng phim... Khi các nhà sản xuất đang cố gắng để những chiếc camera của mình có khả năng tái tạo màu sắc chính xác nhất thì thể loại ảnh đen trắng vẫn tìm được chỗ đứng riêng trong lòng giới đam mê nghệ thuật. Không rực rỡ, không cầu kỳ, nhiếp ảnh đen trắng "giao tiếp" với người xem ở những dải tương phản đơn sắc và quan trọng nhất là những điểm nhấn tạo nên cái "hồn" thực sự cho tác phẩm.
Ảnh đen trắng không kén chọn thiết bị cũng như người chơi nhưng luôn cần sự sáng tạo và nhạy cảm. Một vài gợi ý sau sẽ giúp bạn khỏi bỡ ngỡ khi lần đầu làm quen với thể loại nhiếp ảnh cổ điển này.
1. Căn chỉnh trên máy ảnh kỹ thuật số

Ảnh đen trắng cũng cần phải được xử lý kỹ càng trên máy vi tính. Đây là tác phẩm Bóng chiều của tác giả Xuanchinh, đăng trong cuộc thi ảnh Khoảnh khắc hè 2010 do Số Hóa tổ chức.
Ảnh đen trắng cũng cần phải được xử lý kỹ càng trên máy vi tính. Đây là tác phẩm Bóng chiều của tác giả Xuanchinh, đăng trong cuộc thi ảnh Khoảnh khắc hè 2010 do Số Hóa tổ chức.

Hầu hết máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều được trang bị bộ lọc giúp tạo ra những bức hình đen trắng ngay sau khi chụp. Tuy nhiên, cách này thường không tạo ra đủ độ tương phản và không tái hiện được hết độ sâu của sắc đen trên nền ảnh. Vì vậy, nhiều nhiếp ảnh gia thường để camera chụp ảnh màu như bình thường rồi mới chuyển qua đen - trắng trên máy tính. Các phần mềm xử lý cho phép người dùng thao tác trên từng tông màu riêng biệt và điều chỉnh cả độ tương phản giữa các vùng màu. Do đó, với một bức ảnh gốc ban đầu, bạn có thể tạo được vô số ảnh đen trắng khác nhau. Ngoài ra, nếu máy hỗ trợ, nên lưu file dưới dạng RAW. Ngoài những ưu thế do chứa nhiều thông tin hơn định dạng JPEG, ảnh RAW còn cho phép người dùng thay đổi khá dễ dàng những dữ liệu về màu sắc và cân bằng trắng. (Tham khảo cách 'biến' ảnh RAW thành đen trắng).
Ảnh đen trắng có nhiễu (noise) thường diễn tả một số nội dung cụ thể như nỗi buồn, sự cô quạnh hay nỗi niềm hoài cổ. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, bạn nên chụp ảnh đen trắng với thiết lập ISO thấp nhất có thể để giảm thiểu nhiễu và đạt được độ nét lý tưởng. Một chút nhiễu hạt vẫn có thể thêm vào ở khâu hậu kỳ sau này.
2. Sử dụng kính lọc
Kính lọc sắc có vai trò rất quan trọng đối với nhiếp ảnh đen trắng trên phim do chúng có thể thay đổi tông màu và tăng giảm độ tương phản. Với những bức ảnh với mảng trời tối sẫm còn những đám mây trắng bóc như nổi hẳn lên, tác giả đã cần đến một loại kính lọc sắc đặc biệt có tác dụng làm giảm độ sáng của nền trời và tăng gam xanh thẫm.
Khi công nghệ kỹ thuật số phát triển, kính lọc sắc dần mất đi chỗ đứng. Các phần mềm xử lý như Photoshop có thể giúp người dùng "phù phép" bức ảnh của mình theo nhiều tông màu khác nhau với mức độ đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn đam mê nhiếp ảnh đen trắng theo chủ đề phong cảnh hay chân dung ngoài trời, một số loại kính lọc hiệu ứng như CPL, ND, GND vẫn có tác dụng rất lớn.
3. Tập trung vào các vùng tương phản cao
Kết hợp ảnh đen trắng với thể loại ngược sáng là cách thú vị để nhấn mạnh chủ đề. Ảnh Vũ khúc mùa hè của tác giả Samngoc59 đăng trong cuộc thi ảnh Khoảnh Khắc hè 2010 do Số Hóa tổ chức.
Kết hợp ảnh đen trắng với thể loại ngược sáng là cách thú vị để nhấn mạnh chủ đề. Ảnh Vũ khúc mùa hècủa tác giả Samngoc59 đăng trong cuộc thi ảnh Khoảnh Khắc hè 2010 do Số Hóa tổ chức.
Mắt người nhạy với ánh sáng và màu sắc. Khi những bức ảnh chỉ còn hai màu đen và trắng, tất nhiên, mọi sự chú ý của người xem sẽ tập trung vào nơi có cường độ sáng rất mạnh hoặc rất yếu. Vì thế, muốn tạo ra điểm nhấn trên ảnh đen trắng, nên khai thác các vùng có độ tương phản cao. Vị trí của các vùng màu này cũng phải tách bạch hẳn nhau nhưng không phân tán hỗn độn trong khung hình để tránh gây loãng ảnh. Kết hợp ảnh ngược sáng với ảnh đen trắng là một cách thú vị để nhấn mạnh chủ thể. Nhiếp ảnh đen trắng cũng có thể thực hiện được vào ngày trời nhiều mây do thể loại này phụ thuộc nhiều vào độ tương phản chứ không bị giới hạn bởi màu sắc và chất lượng ánh sáng.
4. Nhấn mạnh vào kết cấu đan xen

Kết cấu đan xen làm nền và tạo đường dẫn trên ảnh chính là mảng tường phía sau với những hàng gạch xếp song song. Ảnh Gạch ra lo của tác giả Huulong đăng trong cuộc thi ảnh Khoảnh Khắc Hè 2010 do Số Hóa tổ chức.
Kết cấu đan xen làm nền và tạo đường dẫn trên ảnh chính là mảng tường phía sau với những hàng gạch xếp song song. Ảnh Gạch ra lò của tác giả Huulong đăng trong cuộc thi ảnh Khoảnh Khắc Hè 2010 do Số Hóa tổ chức.

Tấm lưới với những lỗ nhỏ, các viên gạch trên tường hay những thanh sắt xếp ở khung cửa là một số ví dụ cho kết cấu đan xen theo kiểu texture. Trong nhiếp ảnh, kết cấu dạng này thường được khai thác rất hiệu quả để làm nền hoặc làm đường dẫn cho chủ thể nhờ sự phân bố đồng đều của các ô và các đường song song. Khi chuyển vùng texture sang đen trắng, độ tương phản giữa các mảng sáng tối sẽ tăng lên, tạo sự nhất quán và che đi điểm yếu do những mảng màu sắc khác nhau gây ra.
5. Bố cục
Chiều sâu nội tâm là yếu tố hàng đầu của nhiếp hản đen trắng. Ảnh Nụ cười trong nắng của tác giả TuanMark, đăng trong cuộc thi ảnh Khoảnh Khắc Hè 2010 do Số Hóa tổ chức.
Chiều sâu nội tâm là yếu tố hàng đầu của nhiếp hản đen trắng. Ảnh Nụ cười trong nắng của tác giả TuanMark, đăng trong cuộc thi ảnh Khoảnh Khắc Hè 2010 do Số Hóa tổ chức.
Việc bố cục khung hình trong ảnh đen trắng cũng tương tự như đối với ảnh màu, nhưng sự khác biệt quan trọng nhất là bạn không thể sử dụng màu sắc để thu hút sự chú ý của người xem. Sự sáng tạo, chiều sâu nội tâm là những yếu tố luôn được đề cao đối với thể loại nhiếp ảnh cổ điển này. Hãy chú ý đến các mảng ánh sáng - bóng tối đối lập nhau và đặt chủ thể chính vào đó tăng hiệu quả nhấn mạnh.
Một số bức ảnh đen trắng ấn tượng khác trong cuộc thi 
Trần Hạ

Mẹo chụp ảnh: Chụp ảnh hoàng hôn.

Mẹo chụp ảnh: Chụp ảnh hoàng hôn.

Nếu trời trong và không mây, toàn bộ màu của không gian sẽ nhuốm màu của mặt trời, tạo nên tông ấm dễ chịu. Ảnh:
Nếu trời trong và không mây, toàn bộ màu của không gian sẽ nhuốm màu của mặt trời, tạo nên tông ấm dễ chịu. Ảnh: Ephotozine.
Điều đầu tiên là hãy chuẩn bị một chân máy ảnh kỹ thuật số sao cho ảnh không bị rung dù tốc độ chậm. Nếu có thể, nên mang theo cả kính lọc phân cực của máy ảnh kỹ thuật số nhằm làm giảm một số ánh sáng phản xạ. Nếu có nhiều ống kính cũng tốt, còn nếu không chỉ cần một ống thông thường là đủ.
Trước khi chuẩn bị chụp cảnh hoàng hôn, hãy nghiên cứu kỹ khung cảnh bạn định sẽ đặt máy ảnh kỹ thuật số để có thể có được cả tiền cảnh và hậu cảnh hợp lý, hòa quện với ánh nắng chiều sắp tắt một cách hài hòa nhất thay vì chỉ mỗi đối tượng là mặt trời.
Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, đến thời điểm mặt trời bắt đầu lặn, phải nhanh chóng chụp liên tục, bởi trời sẽ tối rất nhanh. Nếu trời trong và không mây, toàn bộ màu của không gian sẽ nhuốm màu của mặt trời tạo nên tông ấm rất dễ chịu. Nhưng kể cả khi trời nhiều mây, sương mù hay thậm chí cả khói, nếu khéo xử lý, các mảng màu và ánh sáng tán xạ khác nhau, thậm chí có thể có cơ hội được một bức ảnh còn ấn tượng hơn. Nhớ lúc này hãy khép khẩu và đừng lấy cân bằng trắng ở chế độ tự động. Nếu không quen chỉnh tay, bạn cũng nên đưa nó về chế độ cân bằng trắng nhiều mây (có hình đám mây).
Nếu mặt trời là đối tượng chính, nên căn khung sao cho nó hơi lệch về một phía nào đó, ảnh trông sẽ hợp mắt hơn. Nếu có các đối tượng khác thì kỹ thuật chụp silhouettes (chỉ lấy bóng đen) đối với người (nếu có) hoặc vật khác đều sẽ khiến cho các đối tượng này trở nên ăn khớp hơn với cảnh mặt trời lặn.
Nguyễn Hà

Máy ảnh kỹ thuật số: Nghệ thuật chụp chậm.

Máy ảnh kỹ thuật số: Nghệ thuật chụp chậm.


Nhiếp ảnh vốn được dùng để ghi lại một khoảnh khắc bằng máy ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên, khoảnh khắc không chỉ xảy ra trong một chớp mắt, mà có thể là một khoảng thời gian tương đối dài. Tốc độ cửa trập sẽ đóng vai trò nhân tố chính ghi lại quãng thời gian của khoảnh khắc đó. Cuộc tranh luận thời gian cửa trập của máy ảnh kỹ thuật số bao lâu thì được coi là ngắn và bao lâu thì được coi là dài dường như cũng khó có hồi kết. Tuy nhiên nếu dựa vào một tiêu chí cụ thể, như tốc độ bắt hình của não và mắt người, thì người ta cung có thể hình dung được thời gian cửa trập là dài hay ngắn.
Thông thường não và mắt người kết hợp để nhìn nhận thế giới như những hình ảnh chuyển động không ngừng, chuyển động này bản chất chính là một loạt các hình ảnh tĩnh chuyển động liên tục với một tốc độ nhất định, tương tự như kiểu quay video. Tốc độ ghi nhận hình ảnh của chúng ta cũng nằm trong khoảng 50Hz, tương ứng tốc độ khoảng 1/50 giây (50 hình/giây). Một người chụp ảnh bình thường có thể cầm tay chụp mà không bị rung tối thiểu ở tốc độ 1/30 giây, vì thế, có thể coi tốc độ 1/15 giây đã bắt đầu được coi là tốc độ chậm (tay người không thể cầm chắc). Bắt đầu từ khái niệm này trong nhiếp ảnh, đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy ngạc nhiên về những chuyển động nhiếp ảnh ghi lại ở tốc độ này.
Dưới đây là các bức ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia Karl Taylor trong cuộc đời nhiếp ảnh của ông.
Trôi sông (Driftwood): 0,8 giây.
Trôi sông: 0,8 giây.
Một trong những kiểu chụp chậm kinh điển là phong cảnh hoặc biển, những thể loại bạn có thể làm mờ một số chuyển động nhỏ như dòng chảy, con nước… để tạo hiệu ứng đặc biệt cho ảnh. Thời gian phơi sáng lâu hay chậm là tùy thuộc cảnh vật và ý tưởng mỗi người. Chẳng hạn, nếu để phơi sáng cỡ 20 đến 30 giây, toàn bộ mặt nước biển có thể mờ ảo như sương mù, hay nếu đẩy lên khoảng một phần tư tới 6 giây, những con sóng sẽ bị xóa mờ trong khi các vùng nước khác vẫn còn giữ chi tiết của mặt nước… Nên sử dụng kính lọc ND để dễ dàng chụp chậm kể cả trong điều kiện nhiều ánh sáng.
Chạng vạng: 90 giây.
Kim tự tháp điện Louvre, Paris: 30 giây.
Không chỉ có ảnh phong cảnh mới có thể chụp chậm. Đôi khi chụp chậm còn được thực hiện với các cảnh quá nhiều người. Với thời gian khoảng một phút hoặc hơn, gần như đám đông sẽ biến mất hoặc chỉ là những cái bóng mờ ảo thoảng qua. Để chụp chậm hiệu quả ngay cả khi trời nắng giữa trưa, đôi khi bạn sẽ phải dùng tới 3 kính lọc ND, để ISO ở mức thấp nhất và độ mở khép nhỏ nhất.
Dòng xe dưới chân tháp Eiffel: 32 giây.
Ánh sáng trên tháp Eiffel: 2 giây.
Chụp chậm đặc biệt hiệu quả khi chụp về đêm. Không cần kính lọc, với chân máy ảnh kỹ thuật số và thời gian khoảng 20-30 giây, bạn có thể làm cả thành phố về đêm như sống dậy với những vệt đèn xe, những tượng đài, toàn nhà nhìn mắt thường tối đen bỗng trở nên sáng rực. Nếu thời gian quá 30 giây, có thể chuyển sang chế độ B (Bulb). Ở chế độ này, thời gian lâu bao nhiêu do bạn quyết định, cửa trập chỉ đóng lại khi bạn nhả tay bấm, tổn thất là nó sẽ ngốn khá nhiều pin, vì thế chỉ chụp khi pin còn đầy.
Ống góc rộng, cầm tay, thời gian 1/10 giây.
Ống góc rộng, cầm tay, thời gian 1/15 giây, dùng kính lọc ND và bồi đèn.
Tất nhiên khi chụp chậm, bạn phải dựa vào chân máy ảnh kỹ thuật số. Tuy nhiên nếu quen tay và chụp với ống góc rộng, cũng có thể cầm tay và chụp xuống tới 1/10 giây mà ảnh vẫn chấp nhận được. Để làm được điều này, hãy luyện tập đứng choãi chân cho chắc, nín thở khi bấm. Nếu tìm được một điểm tựa, bạn có thể dựa vào đó cũng cải thiện được độ chắc chắn phần nào.
Đối với ống kính tele, việc chụp chậm bằng tay rất khó, nhưng với ống góc rộng thì lại tỏ ra khá thích hợp, bởi lẽ ngoài việc lý thuyết tỷ lệ thuận giữa tiêu cự và tốc độ, đối tượng ở xa trong ống góc rộng không bị phóng đại nên gần như sẽ không bị rung, trong khi đối tượng ở gần hơn sẽ hơi nhòe hơn. Nếu chọn được bố cục hợp lý, ảnh chụp chậm với ống góc rộng có thể sẽ trở thành những bức ảnh tuyệt vời.
Toàn cảnh Paris: 30 giây.
Toàn cảnh Paris: 30 giây.
Chụp chậm vốn là một kỹ thuật vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Chỉ việc chuyển về chế độ chỉnh tay, hoặc kể cả có không quen chỉnh tay, chuyển về chế độ ưu tiên cửa trập để chỉnh theo tốc độ mong muốn. Hạ ISO xuống mức thấp nhất, có thể sử dụng thêm kính lọc nếu cần giảm sáng.
Hoàng hôn trên biển:
Hoàng hôn trên biển: 2 giây, kính lọc Polariser và ND Graduated.
Giờ bạn có thể thử nghiệm với "khoảnh khắc" kiểu mới với đủ các thể loại chứ không cứ gì phải là ảnh đem hay ảnh phong cảnh.
Nguyễn Hà

Kỹ thuật chụp ảnh: Chụp ảnh thừa sáng

Kỹ thuật chụp ảnh: Chụp ảnh thừa sáng.


Thông thường khi chụp ảnh, người chụp thường mong muốn bức ảnh của mình có thông số phơi sáng chuẩn, không thiếu, cũng không thừa sáng. Tuy nhiên, cũng như mọi nguyên tắc khác của nhiếp ảnh, nguyên tắc này không cố định và đôi khi người chụp cũng phải "phá rào" nhằm tạo nên những ý tưởng sáng tạo mới. Một bức ảnh quá sáng nhiều lúc trông sẽ đẹp và ấn tượng hơn là một bức ảnh đúng sáng.
Ví dụ bức ảnh đen trắng này bị cháy sáng đến mức các chi tiết vùng sáng gần như bị xóa hết. Tuy nhiên, khi chuyển về ảnh đen trắng, bức ảnh lại tạo nên một sắc thái tương phản khá thú vị.
Ảnh: xJasonRogersx.
Về ảnh đen trắng, bức ảnh lại tạo nên một sắc thái tương phản khá thú vị. Ảnh: xJasonRogersx.
Trong hai bức ảnh dưới, ánh nắng mặt trời chiếu qua cây cỏ cũng được cố tình làm cho thừa sáng để tạo nên nước ảnh mềm hơn, tạo cảm giác phiêu diêu hơn.
Ảnh dưới thừa sáng để tạo nên nước ảnh mềm hơn, tạo cảm giác phiêu diêu hơn.
Ảnh: Sherry Osborne.
Còn ở bức ảnh chụp tuyết này, để làm nổi lên được nền tuyết trắng buộc người chụp phải bù sáng, nếu không với ánh phản xạ của tuyết, thước đo sáng trên máy ảnh kỹ thuật số sẽ giảm phơi sáng và sẽ làm tối bức ảnh. Đây cũng là một trong những mẹo kinh điển khi chụp tuyết.
Để làm nổi lên được nền tuyết trắng, buộc người chụp phải bù sáng. Ảnh:Umberto Fistarol.
Để làm nổi lên được nền tuyết trắng, buộc người chụp phải bù sáng. Ảnh: Umberto Fistarol.
Nhưng khi chủ định chụp thừa sáng, hãy tăng phơi sáng lên từng nấc nhỏ một, bởi sẽ đến một mức nào đó tất cả các chi tiết ở cùng sáng sẽ cháy hết và bạn sẽ không thể cứu vãn khi chỉnh sửa hậu kỳ được. Hãy nhìn vào thước đo sáng của máy ảnh kỹ thuật số, khi nó ở vị trí cân bằng (nghĩa là theo máy ảnh kỹ thuật số, thông số này là đúng sáng), bạn hãy can thiệp bằng cách tăng độ mở hoặc cửa trập lên một nấc (stop) để cho bức ảnh hơi thừa sáng một chút nhưng vẫn đảm bảo được độ chi tiết. Không nên tăng nhiều quá một, hai nấc, các ý đồ sáng tạo với thừa sáng bạn sẽ tiếp tục áp dụng ở khâu xử lý ảnh hậu kỳ.

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC - FZ30

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC - FZ30





Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.0 inch
Màu sắcĐen
Trọng lượng Camera750g
Loại thẻ nhớ•  Multimedia Card (MMC) 
•  Secure Digital Card (SD) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)8.0 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC - FZ30

Máy ảnh kỹ thuật số Pansonic Lumix DMC-ZS5 / TZ8

Máy ảnh kỹ thuật số Pansonic Lumix DMC-ZS5 / TZ8





Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcTrắng
Trọng lượng Camera210g
Loại thẻ nhớ•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
•  SD eXtended Capacity Card (SDXC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)12.1 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Pansonic Lumix DMC-ZS5 / TZ8

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic LUMIX DMC-FX37

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic LUMIX DMC-FX37





Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.5 inch
Màu sắcHồng
Trọng lượng Camera125g
Loại thẻ nhớ•  Multimedia Card (MMC) 
•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)10.1Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic LUMIX DMC-FX37

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More