24.11.11

Mẹo sử dụng đèn flash trên máy ảnh kỹ thuật số

Mẹo sử dụng đèn flash trên máy ảnh kỹ thuật số

Chỉ với một miếng bìa màu trắng, đèn flash sẽ tỏ ra hữu dụng hơn trong nhiều trường hợp.


Ảnh chụp không sử dụng miếng bìa trắng.
Ảnh chụp không sử dụng miếng bìa trắng.
Đèn flash được tích hợp trên các máy ảnh compact không phải là quá mạnh nhưng vẫn đủ để gây ra những hiện tượng khó chịu khi chụp. Chủ thể đôi khi quá sáng hoặc phản chiếu trong nhiều trường hợp với các vật có bề mặt bóng. Ảnh nói chung thường có ánh sáng không đều nếu sử dụng đèn.
Ảnh chụp có sử dụng mẹo nói trên.
Ảnh chụp có sử dụng mẹo nói trên.
Một cách đơn giản để tăng hiệu quả khi dùng đèn flash là dùng một miếng bìa hoặc miếng nhựa màu trắng (giúp phải chiếu ánh sáng tốt hơn) đặt nghiêng một góc nhỏ trước đèn flash của máy. Vật dụng này sẽ giúp phản chiếu ánh sáng lên cao và tạo một nguồn sáng đều hơn so với việc đánh flash trực tiếp vào chủ thể.
So sánh kết quả chụp được, dễ dàng thấy ảnh có sử dụng mẹo nhỏ trên có ánh sáng đề hơn và chủ thể không bị chói sáng như cách chụp thông thường.




Kỹ thuật chụp ảnh: Xử lý ảnh bị nhiễu khi chụp

Kỹ thuật chụp ảnh: Xử lý ảnh bị nhiễu khi chụp


Nhiễu là một trong những vấn đề thường gặp đối với nhiếp ảnh nói riêng hay các loại hình thu nhận tín hiệu nói chung, không chỉ gây ra giảm chất lượng mà còn làm biến dạng thông tin ghi lại. Các nguyên nhân gây nhiễu trong nhiếp ảnh có nhiều dạng, có thể phân thành như sau:
  1. Nhiễu do cảm biến bị nóng khi phơi sáng lâu.
  2. Nhiễu vùng tối gây ra do cấu trúc cảm biến khi thời chụp không đủ.
  3. Nhiễu do cảm biến thu tín hiệu sai khi đẩy độ nhạy sáng ISO lên cao.
Đối với máy ảnh kỹ thuật số, tính năng khử nhiễu được trang bị với nhiều mức độ, ví dụ khả năng kiểm soát nhiễu hiệu quả ở thiết lập ISO cao đã làm nên danh tiếng của Nikon D3. Tùy theo từng nhà sản xuất mà hiệu quả khử nhiễu trên các máy ảnh là khác nhau, tuy nhiên chung quy lại thì có 2 yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nhiễu là công nghệ (đời sau tốt hơn đời trước) và kích thước cảm biến (cảm biến kích thước lớn kiểm soát nhiễu tốt hơn cảm biến kích thước nhỏ).
Tuy nhiên, nhiễu cũng có thể được kiểm soát tốt nếu người sử dụng làm chủ tốt chính chiếc máy của mình. Dưới đây là một số chú ý.
Mỗi chiếc máy ảnh đều có một ngưỡng nhạy sáng (ISO) mà tại đó, nhiễu bắt đầu hiển thị rõ rệt trên ảnh, và tỷ lệ nhiễu tỷ lệ thuận với mức ISO (ISO càng cao nhiễu xuất hiện càng nhiều). Vì vậy, để giảm nhiễu tối đa, hãy cố gắng chụp tại mức ISO thấp nhất có thể.
Một số máy DSLR có tính năng khử nhiễu khi phơi sáng lâu (kích hoạt hoặc tự động) giúp giảm bỏ nhiễu xuất hiện do nóng cảm biến. Thường quá trình này tự chụp thêm một lần với màn trập đóng để xác định nhiễu và loại bỏ. Tính năng này rất hiệu quả, nhưng thời gian chụp sẽ tăng gấp đôi.
Nếu có thể, hãy chụp RAW thay cho JPEG. Nhiễu cũng thường xuất hiện khi nén ảnh về định dạng JPEG. Thông thường máy ảnh có hỗ trợ tính năng loại bỏ nhiễu ngay trên máy, nhưng không hiệu quả bằng xử lý hậu kì trên RAW.
Đẩy đồ thị ảnh (histogram) về phía bên phải (Highlight) khi chụp RAW giúp kiểm soát được nhiễu ở vùng tối, vùng thừa sáng có thể được hiệu chỉnh sau. Phương pháp tối ưu để loại bỏ nhiễu vùng tối là xem lại histogram sau mỗi lần chụp và chỉnh lại bù trừ sáng nếu cần thiết. Vùng highlight có thể tái tạo bằng cách tăng thêm 1 stop.
Một ví dụ về nhiễu hạt và nhiễu màu. Ảnh crop 100%. Nguồn: Ephotozine.
Một ví dụ về nhiễu hạt và nhiễu màu (crop 100%). Ảnh: Ephotozine.
Đối với trường hợp không giảm thiểu được nhiễu khi chụp thì quá trình xử lý hậu kỳ sẽ là một giải pháp hoàn hảo – trong đó nhiễu được phân thành nhiễu màu và nhiễu hạt. Nhiễu màu là hiện tượng các điểm ảnh bị đốm màu, có xu hướng làm giảm chất lượng hình ảnh, khiến ảnh khá là khó coi. Hình minh họa ở trên (crop 100%) (ISO 12.800, tắt quản lý nhiễu) cho thấy cụ thể về ảnh hưởng của nhiễu hạt và nhiễu màu.
Thông thường, các phần mềm xử lý ảnh định dạng RAW đều có thể dễ dàng loại bỏ nhiễu ảnh, kể cả với định dạng TIFF hay JPG. Hình minh họa dưới ví dụ về kết quả lọc nhiễu ảnh trên ảnh RAW.
Ví dụ về kết quả lọc nhiễu ảnh trên ảnh RAW. Ảnh: Ephotozine.
Ví dụ về kết quả lọc nhiễu ảnh trên ảnh RAW. Ảnh: Ephotozine.
Tuy nhiên các phần mềm này lại gây ra hiện tượng nhòe ảnh (mức độ thấp). Khi xử lý nhiễu màu, thông thường là phần mềm sẽ tính và áp giá trị trung bình cho pixel bị sai màu dựa trên giá trị các lân cận xung quanh. Còn khi xử lý nhiễu hạt, các thuật toán xử lý có xu hướng làm nhòe chi tiết trong ảnh, nhất là các chi tiết rõ nét, khiến ảnh trở nên nhòe hơn ban đầu.
Hai phần mềm xử lý nhiễu ảnh tốt nhất hiện nay là Neat Image và Noise Ninja, giúp triệt tiêu nhiễu ảnh tốt hơn nhiều so với công cụ tích hợp trong các phần mềm xử lý ảnh RAW. Thuật toán xử lý tự động copy và xử lý nhiễu trên lớp ảnh nhân bản, cho phép người dùng tự điều chỉnh mức độ khử nhiễu phù hợp với ý đồ nghệ thuật riêng.
Biến ảnh màu thành ảnh đơn sắc. Ảnh: Ephotozine.
Biến ảnh màu thành ảnh đơn sắc. Ảnh: Ephotozine.
Ngoài tất cả các phương pháp xử lý nhiễu trên, còn một cách nữa mà hiện được rất nhiều người chơi ảnh cũng như nhiếp ảnh gia nổi tiếng sử dụng, giúp triệt tiêu nhiễu rất hiệu quả, đồng thời thay đổi hẳn nội dung ảnh, mang lại những hiệu ứng thị giác tác động lên tâm lý rất tốt. Đó là biến ảnh màu thành ảnh đơn sắc (ảnh hồng ngoại, đen trắng…).

5 cách tạo dáng trước máy ảnh

5 cách tạo dáng trước máy ảnh


1. Hai tay đút túi quần.
Tư thế này phù hợp với chụp đối tượng phong cách ăn mặc dân dã. Ảnh: Photography Poses.
Tư thế này phù hợp với chụp đối tượng phong cách ăn mặc dân dã. Ảnh: Photography Poses.
Một trong các cách "diễn" khá phổ biến đó là đút hai tay vào túi quần với các ngón tay ở trong, hai ngón cái ở ngoài hoặc hai ngón cái ở trong, các ngón khác ở ngoài. Kiểu này phù hợp khi chụp người đứng với phong cách ăn mặc dân dã và có thể áp dụng cho cả nam lẫn nữ, nhất là với những người hay bối rối không biết giấu tay đi đâu.
Nếu có thể, hãy chỉnh cho người được chụp hơi dồn trọng lượng cơ thể lên một chân, còn chân kia để hơi chùng. Lưu ý không để cho đối tượng đút cả bàn tay vào túi quần, nếu không bức ảnh trông sẽ rất tệ.
2. Đứng hai tay chống nạnh.
Tư thế này giúp các bạn nữ thon thả hơn. Ảnh:
Tư thế này giúp các bạn nữ thon thả hơn. Ảnh: Photography Poses.
Tư thế này rất phù hợp nếu đối tượng là nữ, nhất là đối với những người hơi béo do tách riêng được phần thân và hai cánh tay, tạo cảm giác đối tượng thon hơn.
Ở tư thế này, người chụp cũng nên để cho người đứng dồn trọng lượng lên một chân, còn chân kia hơi cong ở phần đầu gối. Nếu muốn trông thon hơn nữa, có thể chọn tư thế chụp từ trên cao hơn một chút.
3. Nằm với hai tay chống cằm.
Nằm với hai tay chống cằm. Ảnh: Photography Poses.
Nằm với hai tay chống cằm. Ảnh: Photography Poses.
Nằm với hai tay chống cằm khá lý tưởng giúp đối tượng giấu được trọng lượng thừa do toàn bộ phần bụng được ẩn đi. Tư thế này cũng thường được dùng để chụp trẻ con hoặc các "teen" nữ thích làm điệu.
Hãy để người được chụp hơi co chân lên sát phần mông và hơi vắt chéo nhau. Góc chụp có thể chụp từ trên xuống hoặc sát dưới sàn ngang với khuôn mặt.
4. Ngồi quay vào lưng ghế.
Với kiểu này phải ngồi thẳng lưng để tránh cảm giác gù. Ảnh: Photography Poses.
Với kiểu này phải ngồi thẳng lưng để tránh cảm giác gù.
Ảnh: Photography Poses.
Tư thế này phù hợp để chụp các "teen" nam hoặc nữ ngồi ghế ngược với hay tay khoanh tỳ lên thành ghế. Lưu ý phải ngồi thẳng lưng để tránh cảm giác gù hay bò ra ghế.
5. Ngồi nghiêng về phía trước.
Tư thế chụp này nam tính hơn. Ảnh: Photography Poses.
Tư thế chụp này nam tính hơn. Ảnh: Photography Poses.
Kiểu này phù hợp cho từ nam tới nữ, dù về mặt tự nhiên mà nói tư thế này thiên về nam tính hơn.
Người ngồi trên ghế, hơi nghiêng về phía trước, hai chân mở rộng, hai tay tỳ lên đùi gần đầu gối, có thể cầm vật gì đó hoặc thả lỏng. Lưu ý để cho người được chụp nhìn thẳng vào ống kính với góc chụp hơi thấp xuống.

Kỹ thuật chụp ảnh: Chụp ảnh mẫu với hoa

Kỹ thuật chụp ảnh: Chụp ảnh mẫu với hoa


Dưới đây là một số kinh nghiệm chụp ảnh với hoa đẹp bằng máy ảnh kỹ thuật số.
Hoa ở vị trí hậu cảnh. Ảnh: Nhật Thanh.
Hoa làm nền giúp nổi bật chủ đề chính là con người, vì vậy tốt nhất là tìm được những mảng hoa tương đối đồng sắc. Nền hoa có thể ở đằng trước hoặc ở đằng sau chủ thể. Khi hoa ở vị trí hậu cảnh, người chụp có thể lưu ý các thông số kỹ thuật sao cho hoa đừng sắc nét quá, gây ánh nhìn không hướng vào chủ thể, hoặc đừng xóa phông mạnh quá khiến cho có hoa mà cũng như không. Thông số lưu ý bao gồm khoảng cách từ máy tới mẫu, khoảng cách từ mẫu tới hoa và độ mở ống kính.
Khi hoa ở vị trí tiền cảnh, về nguyên tắc thị giác, vật gần máy nhất nên là chủ thể chính và rõ nét nhất, vì vậy nếu hoa ở đằng trước, và lại là vùng mờ đi thì có khả năng tạo cảm giác tức mắt khó chịu. Trong trường hợp này nên bố trí mẫu ở rất gần một vùng hoa với sắc độ dịu và nhạt, giúp hướng ánh mắt về phía chủ thể nhưng cũng giúp người xem cảm nhận được môi trường chụp.
Ảnh trong chủ đề Mùa Sen của Số Hóa. Tác giả Ha Le Chung.
Ảnh trong chủ đề Mùa Sen của Số Hóa, hoa đóng vai trò là "đạo cụ". Tác giả Ha Le Chung.
Giống như diễn viên múa cầm nón hay quạt giúp cử động tự nhiên hơn, hoa đóng vai trò như một đạo cụ giúp diễn xuất đa dạng phong phú. Cũng giống như hoa làm nền, những bông hoa cần dịu dàng, không quá sặc sỡ và không nên để quá gần khuôn mặt mẫu. khi chụp có thể tạo dáng bằng một tay, hai tay hoặc thậm chí để hờ hững bên cạnh. Mẫu có thể nhìn vào hoa, vào hướng khác chứ không nhất thiết nhìn thẳng vào ống kính.
Đôi khi với ý đồ người chụp, hoa sẽ ở một vị trí khá trọng tâm trong khung hình, và đôi khi là điểm nhấn. Xử lý bố cục, ánh sáng, màu sắc sao cho sự chú ý chia tương đối đều cho cả hoa và người, khi đó hai chủ thể đã hòa làm một.
Hoa là điểm nhấn của ảnh. Ảnh: Nhật Thanh.
Hoa là điểm nhấn của ảnh. Ảnh: Nhật Thanh.
Trên đây chỉ là những gợi ý giúp định hướng cho một thể loại nhiếp ảnh thú vị, người chụp hoàn toàn có thể vận dụng và sáng tạo, vượt qua các quy luật để có những bức ảnh ưng ý nhất.

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-4000

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-4000





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus FE Series
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Trọng lượng Camera105g
Loại thẻ nhớ•  MicroSD Card (microSD) 
•  xD-Picture Card (xD) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)12 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-4000

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-4010

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-4010





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus FE Series
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcBạc
Trọng lượng Camera100g
Loại thẻ nhớ•  MicroSD Card (microSD) 
•  xD-Picture Card (xD) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)12 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-4010

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus Camedia FE-370

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus Camedia FE-370





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus FE Series
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcBạc
Trọng lượng Camera130g
Loại thẻ nhớ xD-Picture Card (xD)
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)8.0 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus Camedia FE-370

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-5020

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-5020





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus FE Series
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcXám
Trọng lượng Camera100g
Loại thẻ nhớ•  MicroSD Card (microSD) 
•  xD-Picture Card (xD) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)12 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-5020

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-5050

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-5050





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus FE Series
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcTrắng
Trọng lượng Camera113g
Loại thẻ nhớ SD High Capacity (SDHC)
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)14 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-5050

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More