22.2.12

Top 5 máy ảnh số compact siêu zoom

Top 5 máy ảnh số compact siêu zoom

Danh sách này hội tụ đủ "anh tài" như mẫu siêu cao cấp Fujifilm X-S1 hay một trong hai model trang bị chip Digic V của Canon là PowerShot SX40 HS.

Các mẫu  máy ảnh số siêu zoom thường lớn hơn so với các model máy compact thông thường khác, kiểu dáng khá giống các mẫu DSLR nhưng có khả năng zoom quang lớn (từ 18x đến 42x) và đi kèm một số tính năng cao cấp như chụp ảnh RAW, chế độ chỉnh tay hoàn toàn (Manual Mode). Một số sản phẩm như Nikon Coolpix P510 còn đi kèm với module GPS để định vị toàn cầu ngay cả trên máy bay.
Mặc dù có sự tiện lợi với dải zoom lớn nhưng các mẫu máy siêu zoom thường chụp dễ bị rung tay ở tiêu cự lớn ngay cả khi nhà sản xuất đã tích hợp các công chệ chống rung. Chính ví vậy, khi thực hiện zoom nhiều, người dùng nên sử dụng chân  máy ảnh số để khắc phục nhược điểm này.
Quảng thời gian đầu năm các hãng lớn đều ra mắt nhiều sản phẩm với tính năng, công nghệ và kiểu dáng hoàn toàn mới. Có thể kể đến mẫu cao cấp nhất như Fujifilm X-S1, Coolpix P510 của Nikon có zoom quang tới 42x hay SZ-30MR của Olympus với kiểu dáng khá nhỏ gọn.
Dưới đây là 5 mẫu  máy ảnh số siêu zoom tốt nhất thời điểm hiện tại theo Cnet.
Nikon Coolpix P510
Nikon Coolpix P510.
Nikon Coolpix P510.
Coolpix P510 được giới thiệu tại triển lãm Photo Imaging Show (CP +) vừa qua với ống kính zoom quang lên tới 42x, dài hơn 6 lần so với người tiền nhiệm P500 của nó. Model này cũng có khả năng quay video Full HD tốc độ 30 khung hình mỗi giây, tốc độ chụp liên tiếp 7 khung hình mỗi giây ở độ phân giải đầy đủ.
Model này sở hữu cảm biến BSI-CMOS độ phân giải 16 Megapixel, hỗ trợ ISO tối đa 3.200, màn hình 3 inch độ phân giải 921.000 pixel có thể lật xoay linh hoạt. Nikon cũng tích hợp thêm một nút "Fn" ở mặt trước máy để dễ thay đổi thông số nhanh chóng.
Coolpix P510 có giá bán đề xuất là 430 USD tại thị trường Mỹ. Sản phẩm chưa bán ở thị trường trong nước.
Panasonic Lumix DMC-FZ150
DMC-FZ150 có cảm biến độ phân giải nhỏ hơn người tiền nhiệm nhưng cho chất lượng ảnh tốt hơn. Ảnh: Dpreview.
DMC-FZ150. Ảnh: Dpreview
DMC-FZ150 trang bị cảm biến CMOS độ phân giải 12 Megapixel thấp hơn người tiền nhiệm là 14 Megapixel nhưng được Panasonic giới thiệu cho chất lượng ảnh "chất" hơn nhiều. Ống kính đi kèm máy có zoom quang 24X không đổi với dải tiêu cự 25-600mm nhưng thêm lớp phủ Nano mới chống phản xạ. Ngoài kiểu dáng giống với một model DSLR thực thụ, FZ150 cũng có thể chụp ảnh RAW.
Mẫu máy ảnh của Panasonic trang bị khả năng quay video chuẩn Full HD 1080p với định dạng AVCHD, hỗ trợ ISO từ 100 đến 3.200, 23 điểm lấy nét và nhiều chế độ chụp thú vị khác. Máy có cân nặng 528 gram đã bao gồm pin.
Máy có giá bán tham khảo tại thị trường Việt Nam là 10,2 triệu đồng.
Fujifilm X-S1
Fujifilm X-S1.
Fujifilm X-S1.
Sau thành công với X100 và X10 "đắt tiền", Fujifilm tiếp tục ra mắt một mẫu máy ảnh cao cấp tiếp theo thuộc dòng X-series nhưng có zoom quang lớn 26x dải tiêu cự 24 - 624 mm f/2.8-5.6. Toàn bộ lớp vỏ của X-S1 đều làm bằng kim loại kết hợp một số phần được làm bằng cao su.
X-S1 cũng trang bị cảm biến EXR CMOS kích thước 2/3 inch độ phân giải 12 Megapixel giống như người anh em X10. Máy có thể chụp ảnh RAW, chụp liên tiếp tốc độ 7 khung hình/giây ở độ phân giải đầy đủ và tối đa 10 khung hình mỗi giây ở độ phân giải thường, màn hình phía sau kích thước 3 inch độ phân giải 460.000 điểm ảnh, kính ngắm kích thước 0,44 inch độ phân giải 1,44 triệu điểm ảnh với độ phủ 100% khung hình.
Fujifilm X-S1 chưa bán tại Việt Nam nhưng có giá tham khảo tại Mỹ (bán cuối tháng này) là 1.090 USD.
Canon PowerShot SX40 HS
Canon PowerShot SX40 HS.
Canon PowerShot SX40 HS. Ảnh: Tuấn Hưng.
PowerShot SX40 HS là một trong hai mẫu máy đầu tiên của Canon sử dụng chip xử lý Digic V cùng với S100. Ngoài ra, máy sử dụng cảm biến CMOS độ phân giải 12,1 Megapixel, hệ thống HS cho tốc độ chụp và xử lý nhanh, ống kính lấy nét siêu thanh USM, zoom quang tới 35x với tiêu cự 24-840 mm. Máy cũng đi kèm hệ thống chống rung 4,5 bước, Intelligent IS.
Chiếc camera mới của Canon có thể chụp liên tiếp với tốc độ 10,3 khung hình mỗi giây và cần nạp lại sau mỗi 8 bức chụp được. Ngoài ra, khả năng quay video Full HD tốc độ 24 khung hình mỗi giây cũng được tích hợp vào máy.
Màn hình LCD phía sau máy có kích thước 2,7 inch góc nhìn rộng và một kính ngắm điện tử EVF. PowerShot SX40 HS trang bị cả chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn.
Máy có giá bán tham khảo ở thị trường trong nước là 10 triệu đồng.
Olympus SZ-30MR
Olympus SZ-30MR.
Olympus SZ-30MR.
Thuộc dòng máy ảnh số compact "siêu zoom" với zoom quang tới 24x và kiểu dáng góc cạnh cá tính nhưng kích thước 106 x 69 x 40 mm của Olympus SZ-30MR cho thấy máy khá nhỏ gọn dễ dàng mang theo.
Máy ảnh mới của Olympus trang bị cảm biến ảnh cỡ lớn CMOS 16 Megapixel, khả năng chụp liên tiếp với tốc độ 9 khung hình/giây và tái tạo hình ảnh 3D. Zoom quang của máy 24x với khoảng tiêu cự tương ứng 25-600 mm.
Olympus SZ-30MR có giá bán tại Việt Nam khoảng gần 9 triệu đồng.
Hoài Anh

21.2.12

6 máy ảnh số xuất sắc đầu năm 2012

máy ảnh số xuất sắc đầu năm 2012

Nikon "đình đám" với mẫu D800 cảm biến full-frame 36 "chấm", Olympus E-M5 mang phong cách cổ điển hay Pentax K-01 dùng cảm biến APS-C.

Đầu năm là khoảng thời gian "bận rộn" với tất cả các hãng máy ảnh số. Trung bình mỗi hãng lớn như Sony, Canon, Panasonic, Fujifilm đều ra mắt từ 10 đến 20 mẫu máy ảnh compact mới. Trong đó, Fujifilm, Nikon, Olympus hay Pentax đều ra mắt các sản phẩm mang đậm dấu ấn công nghệ hay phong cách hoàn toàn mới..
Dưới đây là 6 mẫu  máy ảnh số nổi bật đầu năm 2012.
Nikon D4
Nikon D4. Ảnh: Thanh Vân.
Nikon D4. Ảnh: Thanh Vân.
D4 là mẫu  máy ảnh số cao cấp nhất được giới thiệu đầu năm nay. Model này là "đối trọng" với 1D X bên phía Canon trong việc cạnh tranh được cùng các nhiếp ảnh gia tham dự Thế vận hội Olympic 2012 tại London diễn ra hè này.
D4 trang bị cảm biến full-frame CMOS độ phân giải tăng lên 16,2 Megapixel và độ nhạy sáng ISO tăng tối đa lên 204.800 và tối thiểu là 50. Khả năng quay video của máy cũng tăng lên quay Full HD 1080p ở tốc độ 30 khung hình mỗi giây và HD 720p ở tốc độ 24 khung hình mỗi giây.
Máy có thể khởi động để sẵn sàng chụp chỉ sau 0,012 giây. Tốc độ chụp liên tiếp 10 khung hình mỗi giây ở độ phân giải đầy đủ và mỗi kiểu đều được thực hiện đo sáng và lấy nét lại. Nếu khóa sáng và khóa nét thì tốc độ này lên tới 11 khung hình mỗi giây
Nikon D4 có giá bán tham khảo nguyên thân máy là 5.999 USD và bán ra trong tháng này.
Nikon D800/D800E
Nikon D800E.
Nikon D800E.
Sau "quả bom" mang tên D4, Nikon tiếp tục ra mắt một sản phẩm đình đám khác mang tên D800. Đây được coi là mẫu máy ảnh mang  cảm biến full-frame có độ phân giải cao nhất trên thị trường hiện tại  với 36,3 Megapixel. D800 cũng được Nikon chuẩn bị khá kỹ tính năng quay video nhằm cạnh tranh với 5D Mark II cũng như phiên bản nâng cấp sắp được Canon ra mắt.
Nikon D800 trang bị cảm biến CMOS full-frame kích thước 35,9 x 24 mm độ phân giải 36,3 Megapixel cùng chip xử lý hình ảnh Expeed 3. ISO hỗ trợ tối đa của D800 dừng lại ở mức 25.600 và tối thiểu là 50 (các bước bù trừ sáng là 1/2 và 1/3 EV).
D800E có thông số kỹ thuật giống với D800 thường nhưng cảm biến loại bỏ bộ lọc chống răng cưa anti-aliasing (AA) và nhắm vào các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng trong studio hoặc ảnh phong cảnh.
D800 sẽ bắt đầu bán vào tháng 3 với giá 3.000 USD nguyên thân máy trong khi phiên bản D800E đắt hơn với giá 3.300 USD và bán muộn hơn vào tháng 4.
Pentax K-01
Pentax K-01 với ba màu sắc để lựa chọn.
Pentax K-01. Ảnh: Dpreview
Sau mẫu Pentax Q với cảm biến nhỏ, Pentax đã ra mắt mẫu  máy ảnh số mirrorless tiếp theo của mình mang tên K-01 với cảm biến lớn APS-C với kích thước 23,7 x 15,7 mm. Ngoài thiết kế lạ mắt và nhiều màu sắc, K-01 cũng nổi bật với khả năng sử dụng ngàm K-mount chung với các mẫu máy ảnh ống kính rời DSLR của hãng.
K-01 hỗ trợ độ nhạy sáng ISO từ 100 đến 12.800, mở rộng lên mức 25.600, sử dụng công nghệ chống rung cảm biến (dịch chuyển cảm biến để triệt tiêu hiện tượng nhòe hình do rung tay). Tốc độ màn trập của máy tối đa 1/4000 giây và tối thiểu 30 giây.
Pentax K-01 có giá 749 USD nguyên thân máy hoặc 899 USD với phiên bản XS kèm ống kính 40 mm f/2.8.
Olympus OM-D E-M5
Olympus OM-D E-M5.
Olympus OM-D E-M5.
Thuộc dòng máy ảnh ống kính rời không gương lật định dạng Micro Four Thirds nhưng E-M5 mang kiểu dáng hoài cổ và đặc biệt là lớp vỏ chống chọi thời tiết khắc nghiệt tương tự như các dòng máy ảnh DSLR cao cấp.
Olympus OM-D E-M5 trang bị cảm biến CMOS độ phân giải 16,1 Megapixel kích thước 17,3 x 13 mm và chip xử lý hình ảnh TruePic  VI, hỗ trợ độ nhạy sáng ISO từ 200 đến 25.600. Máy cũng được tích hợp công nghệ chống rung hình ảnh trong thân (cảm biến phát hiện chuyển động 5 trục).
Máy có giá bán nguyên thân là 1.000 USD hoặc 1.300 USD cho bộ bao gồm ống kính M.ZUIKO Digital ED 12-50 mm f3.5-6.3 EZ và 1.100 USD cho bộ bao gồm ống kính M.ZUIKO DIGITAL 14-42 mm f3.5-5.6 II R.
Fujifilm X-Pro 1
X-Pro 1 và bộ ống kính XF.
Fujifilm X-Pro 1.
Sau thành công với X100 và X10 ở phân khúc máy ảnh compact cao cấp, Fujifilm đầu năm nay tiếp tục ra mắt thêm dòng sản phẩm của mình ở mảng máy mirrorless với mẫu X-Pro1. Chưa cần nói đến tính năng, riêng mức giá 1.700 USD nguyên thân máy và thiết kế ấn tượng đã khiến model này gây nhiều sự chú ý của người dùng.
X-Pro1 nổi bật với cảm biến APS-C X-Trans CMOS độ phân giải 16 Megapixel kích thước 23,6 x 15,6 mm, chip xử lý hình ảnh EXR Pro cùng hệ thống ngắm lai quang học và điện tử. X-Pro1 sử dụng loại ngàm X-mount cho ống kính XF hoàn toàn mới cho khoảng cách từ mặt thấu kính tới cảm biến là 17,7 mm.
Mẫu máy ảnh mới của Fujifilm có kích thước lớn hơn so với dòng NEX của Sony với 140 x 82 x 43 mm và cân nặng 450 gram. Máy sử dụng pin Lithium-Ion NP-W126 cho phép chụp liên tục khoảng 300 kiểu.
Sony Cyber-shot TX200V/TX300V
Sony Cyber-Shot TX200V.
Sony Cyber-Shot TX200V.
TX200V đáng chú ý với kiểu dáng siêu mỏng (8,3 mm), màn hình cảm ứng lớn, tích hợp GPS và cảm biến back-lit Exmor R CMOS độ  phân giải tới 18 Megapixel, quay video chuẩn Full HD với tốc độ 60 khung hình mỗi giây. Máy sở hữu ống kính góc rộng 26 mm, zoom quang 5x, zoom số thông minh 10x với công nghệ Clear Image Zoom.
Không chỉ thời trang, TX200V còn có khả năng chống thấm nước ở độ sâu 4,8 mét và hoạt động được ở nhiệt độ thấp.
Tuy nhiên, điểm thú vị nhất ở phiên bản TX200V tại Nhật Bản (còn có tên gọi là TX300V) với kiểu dáng và thông số kỹ thuật giống hệt nhưng mang trong mình khả năng kết nối máy tính và sạc không cần dây dẫn thú vị.
Hoài Anh

18.2.12

Máy ảnh số: Kinh nghiệm chụp ảnh thể thao

Máy ảnh số: Kinh nghiệm chụp ảnh thể thao

Chế độ tự động lấy nét trong chụp ảnh bằng máy ảnh số

Nhiếp ảnh gia thể thao chuyên nghiệp người Anh, Jordan Weeks kể về những bí quyết giúp ông thành công ở lĩnh vực này.

Bắt đầu cầm máy ảnh số từ những năm tuổi 16, Jordan Weeks nayđã là một trong những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp về thể thao hàng đầu tại Anh. Ông làm việc trong nhiều lĩnh vực thể thao khác nhau, từ bơi lội, chạy, đi xe đạp, lướt song, đi bộ đường dài hay ba môn phối hợp. Ảnh của ông luôn được đăng tải trên nhiều tạp chí hàng đầu và các sách hướng dẫn du lịch.
Cũng giống như nhiều thể loại ảnh khác, nhiếp ảnh thể thao cũng không có sự khác biệt ở chỗ người chụp máy ảnh số luôn phải nắm bắt được vấn đề như trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, để thực sự bắt đầu, Jordan Weeks đã đưa ra 10 lời khuyên được cho là tối quan trọng dành cho những người định thử sức ở lĩnh vực này.
Dưới đây là 10 lời khuyên của Jordan Weeks được đăng tải trên Photographyblog.
Tìm cảm hứng.
Nếu không có cảm hứng, những bức ảnh chụp sẽ
Nếu không có cảm hứng, những bức ảnh chụp sẽ "vô hồn". Ảnh minh họa.
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm trước khi cầm  máy ảnh số  và bắt đầu chụp chính là tìm cảm hứng. Thông qua một số tạp chí, trang chia sẻ ảnh flick, một số thư viện, bạn sẽ nhanh chóng nhìn được thành quả công việc của các nhiếp ảnh gia khác. Tìm kiếm cho bản thân không có nghĩa là sao chép của người khác, điều này chỉ đơn giản là nhìn vào bức ảnh của họ, xem những gì họ đã tạo ra và suy nghĩ về những gì bản thân thích, những gì bạn cảm thấy có thể làm tốt hơn. Đây là một bài tập tuyệt vời để khiến bản thân chắc chắn về những gì mình định làm cũng như nhanh chóng thu được những thành công.
Hiểu máy ảnh của bạn.
Điều này được coi là một trong những điều quan trọng nhất khi nói đến nhiếp ảnh thể thao. Hiểu về máy ảnh cũng như các thiết lập của máy là điều rất cần thiết, đặc biệt là với các đối tượng chuyển động nhanh, chẳng hạn như chạy, đi xe đạp và các hoạt động thể thao khác. Bạn sẽ cần phải thay đổi ống kính, thay đổi khẩu độ hay tốc độ màn trập một cách nhanh chóng cũng như hiểu hết các trình đơn cài đặt và các thao tác với chúng. Và cách tốt nhất để hiểu hết máy ảnh của mình chính là sử dụng nó cùng với việc học hỏi càng nhiều càng tốt.
Hiểu biết về thể thao.
Hiểu biết về môn thể thao định chụp gần như là điều bắt buộc,
Hiểu biết về môn thể thao định chụp gần như là điều bắt buộc,
Liệu có cách nào để chụp đẹp một thứ mà bạn không hiểu về nó? Chắc chắn là không. Nếu bạn hiểu các môn thể thao mà bạn đang định chụp, bạn sẽ có nhiều hơn cơ hội để chụp được những bức hình đẹp. Bạn cần hiểu để có thể dự đoán được đối tượng di chuyển và chỉnh thông số chính xác nhất của màn trập để nắm bắt được khoảnh khắc. Cá nhân tôi thực hiện việc này ở một bước xa hơn đó là thực chất tham gia vào các môn thể thao này. Tôi làm điều này vì tôi tin rằng đó là cách tốt nhất để thực sự hiểu những gì tôi muốn chụp.
Thử thay đổi ống kính sử dụng.
Một trong những điều đầu tiên tôi làm khi bắt đầu sự nghiệp của tôi như một nhiếp ảnh gia thể thao chuyên nghiệp là thoát khỏi quan niệm sai lầm cổ điển là nhiếp ảnh gia luôn cần một ống kính tele lớn, chủ yếu là do thực tế tôi không ở trong vị trí để có thể sử dụng thiết bị này vào thời điểm đó. Điều này giúp tôi chụp đối tượng của tôi từ một góc độ mới, sáng tạo và cũng cho tôi nhiều ý tưởng hơn về loại hình ảnh mà tôi có thể tạo ra.
Thử thay đổi cách sử dụng ống kính để có được những bức hình khác lạ.
Thử thay đổi cách sử dụng ống kính để có được những bức hình khác lạ.
Thậm chí chỉ mới đây thôi trong cuộc thi xe đạp, xe đạp leo núi hay ba môn phối hợp tôi đã sử dụng một ống kính 17-40 mm. Tôi thích cách một ống kính góc rộng cho phép người chụp được ở gần với hành động, nắm bắt từng chi tiết, từng phút và biểu cảm của cac vận động viên. Đôi khi, bạn sẽ nhận được một số khoảnh khắc quá gần với chủ thể khiến thiết bị không an toàn. Tuy nhiên, cũng không nên mạo hiểm với các môn thể thao có động cơ.
Tắt đèn flash của máy ảnh.
Đây là một kỹ thuật tuyệt vời nếu bạn muốn tạo ấn tượng cho ảnh chân dung thể thao hoặc các hình ảnh cụ thể. Đôi khi việc sử dụng đèn flash có thể tạo ra những những bức ảnh ít chân thực trong các sản phẩm của bạn. Một vài năm trước đây, tôi bắt đầu không còn sử dụng đèn flash và tạo ra nhiều hình ảnh tuyệt vời. Tất nhiên, mỗi thiết bị đều có những thế mạnh riêng và bạn cũng phải hiểu đèn flash như hiểu chính  máy ảnh số  của bạn để tạo ra những bức ảnh gây ấn tượng mạnh.

14.2.12

Chế độ tự động lấy nét trong chụp ảnh bằng máy ảnh số

Chế độ tự động lấy nét trong chụp ảnh bằng máy ảnh số

Về cơ bản, autofocus (tự động lấy nét) là cách máy ảnh tự động điều chỉnh ống kính để đối tượng trong khuôn hình trở nên sắc nét.

Tự động lấy nét có hai chế độ, tự động lấy nét một lần và tự động lấy nét liên tục. Tự động lấy nét một lần thường dùng để chụp chủ thể tĩnh, theo đó, khi người chụp bấm nhá nút chụp ảnh, máy ảnh số sẽ tự động đo khoảng cách rồi lấy nét vào đối tượng, cố định khoảng cách này cho tới khi bấm máy.
Tự động lấy nét phù hợp với chủ thể tĩnh.
Nhưng sẽ không hiệu quả khi chuyển động.
Như hình trên cho thấy, khi bạn chụp một người chuyển động, cơ chế lấy nét một lần sẽ không phát huy hiệu quả. Lúc này, phải chuyển sang chế độ lấy nét liên tục. Chế độ này cho phép khoảng cách lấy nét thay đổi liên tục theo chuyển động của chủ thể (do máy ảnh số tự động đo khoảng cách liên tục mỗi khi người đóchuyển động). Khi bấm nhá nút chụp ảnh, máy ảnh số sẽ thay đổi khoảng cách lấy nét bằng cách tính toán vị trí chuyển động tiếp theo của nhân vật, vì thế khi người chụp bấm máy, nhân vật đã ở trong khoảng nét.
Lấy nét trước.
Người chụp có thể chụp chuyển động bằng cách lấy nét trước vào điểm nào đó mà chắc chắn nhân vật (xe đua hay vận động viên) sẽ đi qua. Sau khi khóa nét, chỉ việc chờ đến khi nhân vật đến đúng điểm đó là bấm máy. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý tới thông số độ trễ cửa trập khi chụp kiểu này. Độ trễ cửa trập là thời gian từ lúc người chụp bấm máy đến lúc cửa trập mở ra và hình ảnh được ghi vào máy ảnh và thời gian trễ này khác nhau tùy vào các máy ảnh khác nhau. Tùy thuộc vào máy là du lịch (độ trễ lâu) hay DSLR (độ trễ ngắn) mà người chụp chọn thời điểm bấm máy trước khi đối tượng đến điểm đã được lấy nét từ trước để có được một bức ảnh đúng nét.
Đối tượng chuyển động sẽ bị mờ.
Nhưng nếu sử dụng chế độ lấy nét liên tục thì vẫn nét.
Khóa nét.
Đôi khi phải chụp nhân vật không ở trung tâm khung hình, nếu bạn để chế độ tự động lấy nét thông thường, máy ảnh có thể lấy nét nhầm vào hậu cảnh thay vì vào thứ cần chụp. Với những trường hợp này, bạn có thể dùng chế độ khóa nét.

Với những máy ảnh số du lịch thông thường không có nút tự động khóa nét, bạn chỉ việc cho nhân vật về trung tâm, bấm nhá lấy nét vào đó, rồi giữ nguyên vị trí bấm nhá này và dịch khung hình về khung ban đầu rồi mới bấm máy, như vậy điểm nét là nhân vật cần chụp sẽ vẫn được giữ nguyên.
Lưu ý, khi dịch chuyển điểm nét khỏi vị trí trung tâm bằng cách dịch chuyển máy có thể dẫn đến thay đổi cả thông số phơi sáng trong trường hợp ánh sáng tiền cảnh và hậu cảnh mạnh yếu khác nhau. Trong trường hợp này, chức năng khóa phơi sáng (AEL_Auto Exposure Lock) có thể khắc phục tình huống.
Điều chỉnh trên máy ảnh.
Hệ thống lấy nét trên máy ảnh DSLR hiện đại thường biểu thị bằng số điểm cảm biến nét, theo đó thường máy càng chuyên nghiệp, số cảm biến nét càng nhiều. Các máy DSLR thậm chí còn cho phép người chụp chọn từng điểm lấy nét riêng lẻ khi chụp ảnh thay vì chỉ sử dụng điểm trung tâm.
Nhiều máy ảnh thời nay còn có thêm tính năng tự động nhận diện khuôn mặt. Khi máy ảnh nhận diện được có khuôn mặt trong khung hình, hệ thống lấy nét sẽ tự động lấy theo đó, điều chỉnh các thông số phơi sáng tương ứng cho phù hợp. Những máy ảnh tiên tiến hơn có thể nhận diện được nhiều khuôn mặt trong cùng một khung hình và sẽ tính toán khoảng nét để lấy nét được tất cả các khuôn mặt này.
Trong một số trường hợp, cơ chế tự động lấy nét của máy ảnh có thể sẽ trở nên vô dụng (do không đủ ánh sáng, không đủ tương phản…), lúc này người chụp cần chuyển sang chế độ lấy nét tay hoặc phải có một số kỹ thuật hay thiết bị phụ trợ như đèn để việc lấy nét được chính xác.
Nguyễn Hà

11.2.12

Hãng máy ảnh số Sony bán ống 500mm F4 G SSM từ tháng 3

Hãng máy ảnh số Sony bán ống 500mm F4 G SSM từ tháng 3

Ống kính 500mm F4 G SSM có tiêu cự dài nhất trong dòng ống kính G của Sony.

Sony 500mm F4 G SSM.
Sony 500mm F4 G SSM.
Dù được hé lộ lần đầu tiên từ tận triển lãm PMA năm 2007 nhưng tới hôm qua, Sony mới chính thức giới thiệu mẫu ống kính máy ảnh 500mm F4 G SSM. Đây là sản phẩm có tiêu cự dài nhất trong dòng ống kính G của Sony. Ngoài ra, ống kính mới cũng được tráng một lớp phủ Nano AR chất lượng quang học tốt hơn cho hình ảnh cũng như quay video đẹp hơn.
Sony 500mm F4 G SSM cũng sở hữu một số công nghệ khác như mô-tơ lấy. nét nhanh và êm SSM cũng như khả năng tương thích chống rung trong thân máy của các máy ảnh số Alpha. Sony cũng khuyến cáo đây là sản phẩm lý tưởng dành cho mẫu ALT-A77.
Sony 500mm F4 G SSM sẽ bán vào tháng 3 nhưng chưa rõ giá.
Dưới đây là thông số kỹ thuật chi tiết của ống kính này.
Hoài Anh

9.2.12

Mẹo chụp ảnh: 10 lý do không nên dùng chế độ AF

Mẹo chụp ảnh: 10 lý do không nên dùng chế độ AF



Kể từ thời máy phim, việc ra đời hệ thống tự động lấy nét (AF) đã là một bước tiến vượt bậc trong công nghệ nhiếp ảnh. Ngày nay, hệ thống AF đã trở thành một chức năng đương nhiên không thể thiếu trên bất kỳ chiếc máy ảnh số nào. Tuy nhiên, do là máy nên không phải bao giờ chế độ AF cũng hoạt động hoàn hảo cả. Nó có thể lấy nét sai chủ thể có thể không lấy được nét dẫn tới không cho người chụp chụp được ảnh. Vì thế, trong một số trường hợp, người chụp cần biết chuyển về chế độ chỉnh nét tay để khắc phục được những nhược điểm của hệ thống AF này.
Dưới đây là 10 trường hợp mà tạp chí chuyên nhiếp ảnh Digital Photography School cho rằng người dùng nên tắt chế độ AF và chuyển về chế độ lấy nét tay.
1. Khi ánh sáng không đủ.
Chụp đêm với thời gian phơi sáng 30 giây.
Chụp đêm với thời gian phơi sáng 30 giây.
Khi ánh sáng yếu, độ tương phản sẽ thấp, vì thế hệ thống lấy nét vốn dựa trên ánh sáng và độ tương phản sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định vùng nét. Mặc dù máy ảnh số có thể có đèn hỗ trợ nét, nhưng với những trường hợp chụp đêm như ảnh trên với thời gian phơi sáng tới 30 giây thì rõ ràng cơ chế lấy nét tay sẽ phát huy hiệu quả hơn nhiều.
2. Khi không đủ tương phản.
Nếu chủ thể được chụp không đủ sắc độ tương phản mà chỉ có một tông màu, ví dụ chụp bức tường, hệ thống AF sẽ khó có thể lấy nét do không xác định được điểm nét dù cho ánh sáng vẫn đủ. Để khắc phục, người chụp có thể quay máy sang vùng có nhiều chi tiết hay tương phản tốt hơn, nhá lấy nét rồi quay về vùng cần chụp và căn khung lại. Tuy nhiên, có một cách đơn giản và hiệu quả hơn nhiều, đó là chuyển về chế độ lấy nét tay.
3. Chụp hoang dã.
Hầu hết động vật hoang dã có đôi tai rất thính, vì thế, dù máy ảnh số của bạn có mô-tơ nét êm bao nhiêu, khi lấy nét nó cũng sẽ phát ra tiếng động và sẽ làm chúng chạy mất. Vì thế, để có được ảnh đẹp thể loại này, tốt nhất nên tắt chế độ AF và chuyển sang chỉnh tay.
4. Chụp phong cảnh.
Khi chụp phong cảnh, thông thường người chụp muốn khoảng nét lớn từ tiền cảnh tới hậu cảnh (hay vô cực). Để làm được, cần lấy nét vào điểm hyperfocal (điểm đảm bảo khoảng nét tối đa từ vùng tiền cảnh đến vô cực, có khoảng cách đến người chụp khác nhau tùy từng tiêu cự và độ mở). Nếu không quen tính toán và không quá cầu kỳ, bạn có thể áp dụng nguyên tắc lấy nét vào khoảng một phần ba khoảng cách từ tiền cảnh tới hậu cảnh để thuận tiện. Nhưng để đảm bảo máy luôn lấy nét vào điểm hyperfocal này, người chụp nên tắt AF và chuyển sang chỉnh tay, bởi nếu không, mỗi khi chụp một ảnh, máy lại lấy nét lại và rất có thể sẽ căn nét vào điểm khác.
5. Khi định chụp HDR.
Chụp và làm ảnh HDR cần nhiều kiểu ảnh của cùng một cảnh, cùng thông số, cùng độ nét, chỉ khác nhau giá trị phơi sáng. Để đảm bảo độ nét và đối tượng nét được ổn định, tốt nhất nên chuyển về chế độ chỉnh tay bởi nếu bật chế độ AF, có thể máy sẽ lấy lại nét vào điểm khác khi chụp các bức ảnh khác nhau.
6. Chụp hành động.
Khi chụp chuyển động nhanh, hệ thống AF sẽ chỉ tập trung bám nét vào đối tượng do khoảng cách bị thay đổi liên tục. Do đó, mặc dù cơ chế bám nét tương đối hiệu quả nhưng ảnh lại không tạo được ấn tượng gì đặc biệt. Như ảnh dưới đây chụp tại một cuộc đua xe mô hình điều khiển từ xa với chế độ lấy nét tự động và chụp liên tục cho kết quả như sau:
Tuy nhiên, khi tắt chế độ AF, chuyển sang chế độ lấy nét tay với khoảng nét được căn trước vào điểm mà các ôtô mô hình sẽ đi qua, các thông số tốc độ và độ mở được điều chỉnh hợp lý, kết quả thu được rất ấn tượng (ảnh dưới):
Kết quả khi chụp bằng chế độ lấy nét tay.
Kết quả khi chụp bằng chế độ lấy nét tay.
7. Chụp qua kính.
Về cơ bản không bao giờ nên chụp ảnh qua kính, tuy nhiên, có những trường hợp bất khả kháng, như chụp từ cửa sổ máy bay hay chụp cá qua bể, thì lúc này cũng bạn nên tắt chế độ AF bởi nếu không rất có thể hệ thống AF sẽ lấy nét vào các bóng phản chiếu hay vào các điểm trên tấm kính thay vì vào đối tượng thật.
8. Chụp chân dung.
Nguyên tắc vàng của chụp ảnh chân dung là lấy nét vào mắt của đối tượng. Thông thường với ảnh chân dung, người chụp thường mở độ mở lớn để làm mờ hậu cảnh. Chế độ AF mặc dù tốt nhưng đôi lúc có thể lấy nét nhầm ở mũi hay lông mày do các điểm này quá gần nhau. Việc này dẫn đến đối tượng chính là đôi mắt lại không thực sự nằm trong điểm nét căng, chưa kể còn có thể mờ nếu độ sau trường ảnh quá hẹp (do độ mở ống kính lớn).
9. Chụp macro.
Chế độ AF cũng không thực sự hữu dụng với các ảnh macro bởi lẽ độ sâu trường ảnh ở thể loại ảnh này quá ngắn khiến cho hệ thống không biết lấy nét vào điểm nào. Với những thể loại này, tốt nhất nên chuyển sang chế độ chỉnh nét tay để người chụp có thể tự chủ hoàn toàn.
10. Căn khung với nguyên tắc "phần ba".
Nhiều máy ảnh số chỉ lấy nét được vào khoảng giữa khung hình, vì thế khi áp dụng nguyên tắc một phần ba, bạn không thể lấy nét đối tượng nằm ngoài khoảng giữa này được. Mặc dù có thể dùng biện pháp khắc phục là chuyển đối tượng về trung tâm, nhá nét rồi căn lại khung về phần ba, nhưng với những chuyển động như ảnh dưới, phương pháp này cũng không thể hiệu quả bằng việc chuyển sang chế độ chỉnh nét tay và chụp.
Căn khung với quy tắc một phần ba.
Mặc dù chế độ lấy nét là một bước tiến vượt bậc nhưng không phải lúc nào cũng hữu hiệu. Biết tận dụng chuyển đổi khi nào nên để máy tự lấy nét, khi nào nên tự mình điều khiển nét sẽ giúp bạn có được những bức hình hoàn hảo.
Nguyễn Hà

8.2.12

Olympus ra máy ảnh số MFT phong cách retro

Olympus ra máy ảnh số MFT phong cách retro



Olympus hôm qua bắt đầu gửi giấy mời đến báo chí tham dự buổi ra mắt sản phẩm của hãng vào ngày 8/2 tới đây. Cùng với chiến dịch gần đây của hãng mang tên "Oh My Goodness" để chuẩn bị giới thiệu chiếc máy ảnh số mới nhất cho thấy chiếc camera sẽ được ra mắt tuần sau sẽ mang tên OM-D. Các thông tin được tiết lộ cũng như hình ảnh bị rò rỉ cho thấy OM-D sẽ mang phong cách cổ điển và kiểu thay ống kính định dạng Micro Four Thirds.
Nguồn tin từ Photorumors tiết lộ một số thông tin về mẫu  máy ảnh số  này bao gồm:
  • Cảm biến độ phân giải 16 Megapixel.
  • Độ nhạy sáng ISO từ 200 đến 25.600.
  • Kính ngắm điện tử EVF mang phong cách như ngắm quang.
  • Lấy nét tự động và bắt nét đối tượng nhanh
  • Lớp vỏ bằng hợp kim ma-giê
  • Độ dài của máy ảnh 121 mm
  • Cân nặng 425 gram.
  • Có hai màu để lựa chọn là đen, bạc
Những hình ảnh mới nhất về Olympus OM-D.
Hoài AnhẢnh: Mizphoto/43rumors/Photorumors/Petapixel

7.2.12

Máy ảnh số lý tưởng cho người ưa thích du lịch

Máy ảnh số lý tưởng cho người ưa thích du lịch

Đây là các phiên bản thay thế cho máy ảnh số DSLR hợp lý khi người chụp không muốn phải mang cồng kềnh.

Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp luôn muốn thiết bị của mình phải đủ dùng trong những tình huống dù là phức tạp nhất, bởi lẽ sự nghiệp của họ phụ thuộc vào các thiết bị này. Tuy nhiên, việc đó cũng đồng nghĩa với việc các nhiếp ảnh gia luôn phải mang theo đống đồ đạc lỉnh kỉnh, dù tốt nhưng thật cồng kềnh và vướng víu. Vì thế, đối với những trường hợp chụp thông thường hàng ngày, tốt nhất là nên tìm đến những phiên bản gọn nhẹ, cơ động và nhất là có chất lượng tương đương như DSLR.
Tạp chí Digital Photo Pro đã tổng hợp lại một số phiên bản có thể thỏa mãn nhu cầu này.
Fujifilm FinePix X100
X100 của Fujifilm có thiết kế hoài cổ, trang nhã. Ảnh: Blogcdn.
X100 của Fujifilm có thiết kế hoài cổ, trang nhã. Ảnh: Blogcdn.
X100 là sự kết hợp hoàn hảo giữa chất lượng hình ảnh xuất sắc, thiết kế hoài cổ trang nhã và một cơ chế khung ngắm lai quang học/điện tử độc đáo. Máy ảnh số có cảm biến 12,3 Megapixel với kích cỡ APS-C và bộ xử lý thế hệ mới EXR cho phép đạt độ phân giải tốt nhất, độ nhạy cao và dải tương phản rộng nhất trong các dòng FinePix. Máy này được trang bị ống fix Fujinon 23mm f/2 (tương đương tiêu cự 35mm trên máy phim), có khả năng lấy nét gần nhất khoảng 10cm và được trang bị thêm kính lọc ND có thể được kích hoạt khi cần giảm sáng (được 3 stops).
Fujifilm X100 có màn hình LCD 2,8 inch 460.000 điểm ảnh, đèn flash tích hợp, hỗ trợ ảnh RAW và khả năng quay phim HD 720p.
Leica X1
Leica X1 được thiết kế rất gọn nhẹ. Ảnh: Blogcdn.
Leica X1 được thiết kế rất gọn nhẹ. Ảnh: Blogcdn.
Dù ngày nay nhiều phiên bản máy ảnh số du lịch đang có xu hướng thiết kế hao hao Leica nhưng để đạt được độ đơn giản và thuần Leica như X1 thì con đường vẫn còn dài. Đúng phương châm của hãng, X1 được thiết kế rất gọn nhẹ, chắc chắn, dễ dùng với cảm biến APS-C 12,2 triệu điểm ảnh, ống kính Leica Elmarit 24mm f/2.8 ASPH (tương đương 35mm trên máy phim), tùy chỉnh mọi thiết lập bằng tay và các phụ kiện đi kèm nếu cần. Leica X1 không hỗ trợ ảnh RAW độc lập mà hỗ trợ chụp hoặc JPEG, hoặc RAW + JPEG. Đây cũng là phiên bản duy nhất không quay phim, trong khi mức giá vẫn đặc trưng Leica, lên đến 1.995 USD.
Olympus PEN E-P3
Olympus PEN E-P3 thuộc dòng không gương lật. Ảnh:
Olympus PEN E-P3 thuộc dòng không gương lật. Ảnh: Blog.
Olympus đã hồi sinh dòng PEN nhỏ gọn của mình bằng loạt máy ảnh số Micro Four Thirds không gương lật gọn nhẹ E-P, trong đó đại diện cao cấp nhất là phiên bản E-P3. Cũng được trang bị cảm biến độ phân giải 12,3 triệu điểm ảnh, E-P3 có màn cảm ứng OLED lớn tới 3 inch độ phân giải 614.000 điểm ảnh, quay phim full HD 1080/60i, âm thanh chất lượng CD và tương thích tất cả các ống kính dành cho chuẩn Micro Four Thirds.
Mặc dù không có khung ngắm mà phải lắp ngoài nếu cần, E-P3 được hãng cho biết có ưu thế vượt bậc là tốc độ lấy nét được cải tiến, có thể cạnh tranh với cơ chế lấy nét pha của DSLR về độ chính xác và tốc độ hoạt động.
Samsung NX100
Samsung NX100 cảm biến APS-C 14,6 Megapixel. Ảnh: Photographyblog.
Samsung NX100 cảm biến APS-C 14,6 Megapixel. Ảnh: Photographyblog.
Tên tuổi mới nổi Samsung cũng đã nhảy vào thị trường máy ảnh không gương lật với phiên bản NX100 nhỏ gọn với cảm biến APS-C 14,6 triệu điểm ảnh, tích hợp khung ngắm điện tử. Máy được trang bị màn AMOLED 3 inch, tương thích ống kính NX mới của hãng và khả năng quay video HD 720p. Người dùng nếu muốn có thể mua các thiết bị gắn kèm bán rời như đèn flash ngoài hay bộ định vị toàn cầu GPS.
Sigma DP2x
Sigma DP2x là đại diện cho dòng cảm biến Foveon X3 của Sigma phát triển. Ảnh: Electronictalk.
Sigma DP2x là đại diện cho dòng cảm biến Foveon X3 của Sigma phát triển. Ảnh: Electronictalk.
Sigma có thể nói là một hãng tiên phong trong việc đưa cảm biến lớn vào trong thế hệ các máy du lịch mà điển hình DP1. DP2x là phiên bản mới nhất trong dòng này với cảm biến tương tự như trên bản DSLR SD15, ống kính tích hợp 24.2mm f/2.8 (tương đương 41mm trên máy phim).
Là đại diện cho dòng cảm biến Foveon X3 của riêng Sigma phát triển với 3 lớp cảm màu riêng biệt, hãng này tuyên bố cảm biến của mình cho màu sắc rự rỡ và trung thực hơn cấu trúc cảm biến ma trận 1 lớp của các máy ảnh khác. Tuy nhiên, do có 3 lớp nên mặc dù độ phân giải 14,1 triệu điểm, mỗi lớp chỉ có độ phân giải 4,7 triệu điểm.
Sony NEX-C3
Sony NEX-C3 hỗ trợ ảnh RAW. Ảnh: Downloadatoz.
Sony NEX-C3 hỗ trợ ảnh RAW. Ảnh: Downloadatoz.
Phiên bản này được Sony trang bị cảm biến mới nhất 16,2 triệu điểm ảnh với kích cỡ APS-C, hỗ trợ ảnh RAW và là máy có kích thước nhỏ nhất trong các dòng trên đây. Máy có màn LCD 3 inch với độ phân giải lớn tới 921.600 pixel, chế độ tự động chỉnh HDR, các chế độ chụp đêm thông minh hay lia Panorama đặc trưng của hãng. Máy tương thích với các ống ngàm E mới và có thể lắp được ống ngàm A cho Sony DSLR qua adapter. Sony không trang bị cơ chế chống rung cảm biến cho dòng NEX như Sony DSLR mà đưa cơ chế này lên các ống ngàm E mới.
Bảng so sánh thông số cơ bản các máy cao cấp gọn nhẹ.
Nguyễn Hà

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More