17.11.11

Máy ảnh kỹ thuật số: 5 mẹo nhỏ giúp chụp ảnh phong cảnh đẹp hơn.

Máy ảnh kỹ thuật số: 5 mẹo nhỏ giúp chụp ảnh phong cảnh đẹp hơn.
Có những nguyên tắc bất di bất dịch mà bất cứ ai nếu muốn chụp ảnh phong cảnh đẹp đều phải tuân thủ, như lựa chọn thời điểm, vị trí thích hợp. Có người phải dậy từ trước bình minh, leo lên đỉnh núi để mong có được một bức ảnh mặt trời mọc ưng ý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ống kính góc rộng là một thiết bị vô cùng hữu ích nếu muốn có những bức ảnh phong cảnh sáng giá.
1. Tuân thủ nguyên tắc "giờ vàng"
Sáng sớm và buổi chiều tà là lúc ánh sáng thích hợp nhất cho chụp ảnh phong cảnh.
Sáng sớm và buổi chiều tà là lúc ánh sáng đẹp nhất.
Rất nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng từng chụp được những bức ảnh phong cảnh để đời luôn tuân thủ nghiêm ngặt một nguyên tắc mang tên "giờ vàng" (golden hours). "Giờ vàng" đối với nghệ thuật nhiếp ảnh thường rơi vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Đó là khi nhiệt độ không khí chưa lên cao, ánh nắng mặt trời cũng chưa chói chang mà mới chỉ đủ để tạo nên những mảng màu ấm áp và những khối hình đổ bóng, mang đến cảm giác về một không gian ba chiều cho khung cảnh khi đó. Nếu không may để lỡ ánh nắng ban mai, hãy cố gắng làm lại vào buối xế chiều.
2. Chọn vị trí
Tránh để ánh sáng chiếu thẳng từ sau lưng, bởi nó sẽ khiến khung cảnh trở nên âm u.
Tránh để ánh sáng chiếu thẳng từ phía sau lưng.
Quen thuộc và hiểu rõ về địa điểm nơi bạn chuẩn bị chụp sẽ là một lợi thế lớn, còn nếu tốt hơn nữa thì hãy nắm chắc những vị trí mà ánh nắng mặt trời sẽ chiếu vào trong những thời điểm nhất định trong ngày. Cho dù bức ảnh bạn chụp có thể nhiều ánh sáng hơn nếu bạn đứng quay lưng về phía mặt trời, nhưng hãy cố gắng tránh điều đó, bởi nó sẽ làm cho khung cảnh trở nên âm u và không đẹp.
3. Chi tiết nổi bật và những chi tiết bóng
Máy ảnh du lịch thường đo sáng không chuẩn.
Máy ảnh du lịch thường đo sáng không chuẩn.
Ánh sáng dành cho nền trời và tiền cảnh thường rất khác nhau. Nhược điểm mà những chiếc máy ảnh du lịch thường hay mắc phải là đo sáng sai, dẫn tới tình trạng tiền cảnh thì có được ánh sáng và màu sắc tối ưu, trong khi những khung cảnh nổi bật trên nền trời lại không được chú trọng đúng mức. Vì vậy, nếu máy ảnh của bạn có chế độ tùy chỉnh độ phơi sáng hoặc tính năng bù trừ sáng, hãy thử chỉnh xuống mức âm xem có thể giữ lại các chi tiết trên nền trời hay không. Thà chịu hy sinh các chi tiết bóng còn hơn bị mất các chi tiết nổi bật.
4. Bầu trời và những đám mây
Nếu bầu trời nhiều mây, bức ảnh chụp lên sẽ có chiều sâu.
Nếu bầu trời nhiều mây, bức ảnh chụp lên sẽ có chiều sâu.
Những đám mây sẽ xuất hiện khi nào và ở đâu là điều mà con người không thể kiểm soát được. Nhưng nếu chụp được bức ảnh trên nền trời có mây, nó sẽ tạo ra cảm giác về chiều sâu cho ảnh, đồng thời giúp cho bầu trời bớt đi sự nhàm chán. Muốn cho bầu trời hiện lên xanh ngắt, hãy gắn thêm filter phân cực vào ống kính. Nếu máy của bạn chỉ là máy du lịch thông thường, hãy thử các chế độ cài đặt về màu sắc trong menu để so sánh các kết quả với nhau rồi chọn lấy bức có hiệu ứng đẹp nhất.
5. Dòng nước óng ánh
Các dòng nước đòi hỏi người chụp phải xử lý tinh tế.
Các dòng nước đòi hỏi người chụp phải xử lý tinh tế.
Các dòng suối và thác nước là những đối tượng chụp đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải xử lý một cách tinh tế

Máy ảnh kỹ thuật số: Quy tắc bố cục trong ảnh phong cảnh.

Máy ảnh kỹ thuật số: Quy tắc bố cục trong ảnh phong cảnh.


Những người mới chơi hay chọn phong cảnh với máy ảnh kỹ thuật số làm đối tượng để "bắt hình" vì thể loại này phong phú về đề tài cũng như không yêu cầu quá cao trong kỹ thuật sử dụng thiết bị. Tuy vậy, họ thường gặp nhiều khó khăn khi tìm cách thu gọn vẻ đẹp của đối tượng vào khung hình.
Dưới đây là một số quy tắc cơ bản trong bố cục ảnh phong cảnh với máy ảnh kỹ thuật số.
1. Đường chéo của ảnh
Đường chéo tạo điểm nhấn trên ảnh là cây cầu Cánh Cổng Vàng. Ảnh: Flickr.
Đường chéo tạo điểm nhấn trên ảnh là cây cầu Cánh Cổng Vàng. Ảnh: Flickr.
Đường chéo của ảnh thực chất chỉ là một đường thằng tưởng tượng do các vật thể trong khung hình vẽ ra, chẳng hạn một hàng cây, hàng rào hay bờ sông... Bố cục theo quy tắc đường chéo có thể là một cách rất tuyệt để thu hút sự chú ý của mắt vào đối tượng chính.

Thông thường, những đường chéo xuất phát từ góc ảnh này tới góc ảnh kia chia khung hình làm nhiều phần, đồng thời làm mắt rời sự chú ý khỏi khu vực trung tâm. Đưa đối tượng chính vào một góc ảnh sẽ giúp nhấn mạnh ý tưởng một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Bố cục đường chéo theo chiều dọc và ngang cũng là phương pháp hay được sử dụng khi chụp đối tượng có quy mô lớn như hàng cây cổ thụ hay công trình kiến trúc.

Lưu ý rằng, một loạt đường chéo chạy theo nhiều hướng khác nhau (và giao nhau) có thể tạo nên điểm nhấn cho bức ảnh. Nhưng nếu số lượng này quá lớn có thể làm tác phẩm của bạn trở nên hỗn loạn và khó hiểu.
2. Dạng hình học
Tam giác phối cảnh trên ảnh bao gồm vòm cây và một con đường nằm tại chính giữa, người và chú mèo hơi lệch về hai bên. Ảnh: Flickr.
Tam giác phối cảnh trên ảnh bao gồm vòm cây và một con đường nằm tại chính giữa, người và chú mèo hơi lệch về hai bên. Ảnh: Flickr.
Ảnh phong cảnh thường cần những điểm nhấn để tạo nên sức hấp dẫn. Tuy nhiên, các điểm này cũng phải được bố trí theo một dạng hình học nhất định để tạo nên sự cân bằng cho khung hình. Ví dụ điển hình nhất là việc tạo nên một tam giác phối cảnh giữa ba vật thể, trong đó có một vật nằm ở trung tâm và hai vật còn lại phân bố hai bên. Phương pháp bố cục theo kiểu tạo dạng hình học thường rất khó áp dụng nhưng lại tạo ra hiệu quả cao khi muốn thu hút sự chú ý của người xem vào bức ảnh.
Người và hoa hướng dương nằm trong khu vực điểm gia cắt của các đường ngang và dọc. Riêng chân trời nằm khá sát đường ngang một phần ba phía trên. Ảnh: 3Joirn.
Người và hoa hướng dương nằm trong khu vực điểm gia cắt của các đường ngang và dọc. Riêng chân trời nằm khá sát đường ngang một phần ba phía trên. Ảnh: 3Joirn.
Để nhấn mạnh chủ thể của ảnh, người chụp luôn có xu hướng đặt đối tượng vào trung tâm khung hình. Kiểu bố cục đơn giản này khá hiệu quả khi chụp macro hay nhiếp ảnh đời thường. Tuy nhiên, với thể loại phong cảnh và chân dung, cách này có thể gây phản cảm vì chủ thể sẽ chiếm gần như toàn bộ khung hình và không thể hiện được chiều sâu bức ảnh.

Ta có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách sử dụng quy tắc một phần ba. Cụ thể, khuôn hình sẽ được chia làm chín phần bằng nhau bởi hai đường kẻ ngang và hai đường kẻ dọc. Đặt chủ thể vào điểm giao cắt của các đường ngang và dọc sẽ tạo nên hiệu quả nhấn mạnh tốt nhất. Đa số máy ảnh hiện nay hỗ trợ việc chụp theo quy tắc một phần ba bằng cách hiển thị các đường kẻ grid lines trên màn hình LCD hoặc kính ngắm.
4. Tạo khung ảnh
Tạo khung ảnh bằng cách chèn thêm một bộ phận nhô ra phía trên khung hình, chẳng hạn một vài tán lá. Ảnh: Trustedreviews.
Tạo khung ảnh bằng cách chèn thêm một bộ phận nhô ra phía trên khung hình, chẳng hạn một vài tán lá. Ảnh: Trustedreviews.
Tạo khung ảnh (Framing Image) là kỹ thuật chặn một phần khung cảnh chính bằng các vật thể khác nằm tại rìa ảnh. Thông thường, các vật này nằm ở tiền cảnh, tức là gần vị trí đặt máy hơn chủ thể. Khung nền thường có nhiều hình dạng và kích cỡ, cũng không nhất thiết phải bao trọn lấy toàn bộ bức ảnh. Khung nền bố trí không tốt có thể gây cảm giác lộn xộn và chật chội. Tuy nhiên, với một chút khéo léo, bạn có thể tạo nên sự khác biệt nhờ chính sự lộn xộn đó. Cách bố cục phổ biến nhất trong nhiếp ảnh phong cảnh là chèn thêm một bộ phận nhô ra phía trên cùng khung hình, chẳng hạn như một tán lá hay một nhành cây khô...
5. Quy tắc sinh ra để bị vi phạm
Nhiếp ảnh phong cảnh luôn cần những ý tưởng mới lạ. Ảnh: Desktoprating.
Nhiếp ảnh phong cảnh luôn cần những ý tưởng mới lạ. Ảnh: Desktoprating.
Những quy tắc nhiếp ảnh trong máy ảnh kỹ thuật số đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành góc nhìn cho người cầm máy. Người chụp nên biết và nhớ để vận dụng chính xác trong các trường hợp khác nhau, tuy nhiên, không nên quá cứng nhắc và lạm dụng để tránh chụp phải những bức hình giống của người khác. Nếu có thể, hãy phá bỏ các quy tắc và vận dụng khả năng sáng tạo của mình để tạo ra những kiểu bố cục mới lạ.

Olympus Camedia C-7000

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus Camedia C-7000





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.0 inch
Màu sắcBạc
Trọng lượng Camera280g
Loại thẻ nhớ xD-Picture Card (xD)
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)7.1Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus Camedia C-7000

Olympus D-425

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus D-425





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus
Độ lớn màn hình LCD (inch)1.5 inch
Màu sắcBạc
Trọng lượng Camera170g
Loại thẻ nhớ xD-Picture Card (xD)
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)3.9Megapixel

Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus D-425

Olympus D-630 Zoom

Máy ảnh kỹ tuật số Olympus D-630 Zoom



Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.0 inch
Màu sắcBạc
Trọng lượng Camera175g
Loại thẻ nhớ xD-Picture Card (xD)
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)4.9 Megapixel

Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus D-630 Zoom

Olympus Stylus Tough-8000

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough-8000



Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcXám
Trọng lượng Camera135g
Loại thẻ nhớ Secure Digital Card (SD)
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)12 Megapixel
 
Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough-8000

Olympus PEN E-P2

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus PEN E-P2



Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcĐen
Trọng lượng Camera135g
Loại thẻ nhớ Secure Digital Card (SD)
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)12.3 Megapixel
 
Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus PEN E-P2

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More