30.11.11

Mẹo chụp ảnh:Bí quyết chụp ảnh đẹp tự nhiên.

Mẹo chụp ảnh:Bí quyết chụp ảnh đẹp tự nhiên.

   Những bức ảnh chụp đêm ấn tượng.


Bạn luôn muốn chụp được những bức ảnh đời thường thật đẹp và thật tự nhiên. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng, kể cả đối với những tay máy được liệt vào hàng "dân chuyên nghiệp". Các tình huống tự nhiên thường xảy ra đột ngột và qua đi nhanh chóng, nhưng đối tượng mà bạn muốn "bắt hình" luôn có xu hướng ngượng nghịu khi đứng trước ống kính lúc nào cũng sẵn sàng "nhả đạn". Một số gợi ý sau sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn thường gặp trong những tình huống tương tự như chụp ảnh đám cưới, tiệc tùng hay hội họp...
1. Sử dụng ống zoom tiêu cự dài
Sử dụng ống zoom tiêu cự dài để bắt gọn những khoảnh khắc đẹp. Ảnh: Filephotography.
Sử dụng ống zoom tiêu cự dài để bắt gọn những khoảnh khắc đẹp. Ảnh: Filephotography.
Ống một tiêu cự độ mở lớn luôn đem lại những thước chụp đẹp cả trong những điều kiện ánh sáng ngặt nghèo. Tuy nhiên, chúng thường làm bạn mất khá nhiều thời gian để di chuyển bố cục khung hình. Điều này khó có thể chấp nhận trong các bữa tiệc đông nghẹt người hay những buổi hội họp cần sự trang trọng. Bạn nên đầu tư một ống zoom tiêu cự dài hay tốt nhất là một ống zoom đa mục đích để có thể tùy ý "bắt gọn" những khoảnh khắc đẹp mà không bị giới hạn bởi khoảng cách tới đối tượng.
2. Không sử dụng đèn flash
Cách rõ ràng nhất để báo cho mọi người biết rằng họ đang bị chụp là sử dụng flash. Tệ hại hơn nữa, đèn trợ sáng có thể bật lên bất cứ lúc nào máy ảnh kỹ thuật số cảm thấy khó lấy nét. Bạn sẽ đánh mất những thước ảnh quý giá do những sai lầm sơ đẳng này gây nên. Vì vậy, hãy cố gắng chụp mà không sử dụng flash nếu đã đủ sáng. Trong các tình huống chụp ảnh trong nhà hoặc vào các buổi chiều tối, bạn nên tăng ISO cao nhất có thể, sử dụng ống kính khẩu lớn hơn hoặc bật mặc cảnh "Ánh sáng tự nhiên" (Natural light mode) nếu máy ảnh kỹ thuật số bạn có chế độ này.
3. Di chuyển nhiều và chụp nhiều
Di chuyển và chụp nhiều sẽ giúp bạn có được những kiểu ảnh ưng ý. Ảnh: Redvest.
Di chuyển và chụp nhiều sẽ giúp bạn có được những kiểu ảnh ưng ý. Ảnh: Redvest.
Cách tốt nhất để "bắt" được những tình huống tự nhiên là luôn sẵn sàng cầm máy để chụp. Nếu chỉ đứng một chỗ, ảnh của bạn sẽ trở nên rất nhàm chán và đơn điệu. Khi chụp tiệc tùng, bạn nên cố gắng di chuyển nhiều, thậm chí cũng nên nói chuyện với những người xung quanh để tạo không khí thoải mái. Hãy bật máy ảnh kỹ thuật số ở chế độ chụp liên tục vì bạn càng có nhiều ảnh trong tay, càng dễ lọc ra bức ảnh ưng ý nhất. Bạn cũng nên thử chụp các góc độ khác nhau với cùng một đối tượng để tạo ra sự đa dạng cho bộ ảnh sau này.
4. Lựa chọn vị trí và thời điểm phù hợp
Lựa chọn vị trí và thời điểm phù hợp quyết định sự thành công của mỗi bức ảnh. Ảnh: Michaelweinberg.
Lựa chọn vị trí và thời điểm phù hợp quyết định sự thành công của mỗi bức ảnh. Ảnh: Michaelweinberg.
Trong nhiếp ảnh, chọn vị trí và thời điểm bấm máy ảnh kỹ thuật số luôn là yếu tố quyết định sự thành công. Bất cứ ai cũng có khả năng cầm máy và di chuyển khắp bữa tiệc để chụp ảnh, nhưng đứng ở đâu và chụp như thế nào cho hợp lý lại là một chuyện khác. Bạn nên biết trước diễn biến của buổi tiệc để dễ dàng lường trước các sự việc sẽ xảy ra. Tư duy theo hướng này luôn giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức thay vì phải chạy vòng quanh chụp không có mục đích rõ ràng.
5. Chụp khi đối tượng đang vận động
Chụp khi đối tượng đang bận rộn thú vị hơn rất nhiều so với việc chĩa ống kính vào những người đang ngồi thảnh thơi. Hành động khiến ảnh sống động hơn, thể hiện được rõ hơn bối cảnh và không khí buổi tiệc. Bạn có nhiều thời gian để tác nghiệp, do đó, hãy từ từ để mọi người quen dần với sự xuất hiện của bạn. Không nên chĩa ống kính vào người cần chụp quá lâu vì đa phần họ sẽ cảm thấy ngượng nghịu, thậm chí khó chịu ra mặt. Nguyên tắc đơn giản để có được một bức ảnh tự nhiên là chụp khi đối tượng không để ý nhất. Tuy nhiên, đừng nên chụp những tình huống hớ hênh hoặc khi mọi người không cho phép.
6. Bố cục ảnh có nhiều người
Bố cục ảnh có nhiều người giúp thể hiện các mối quan hệ. Ảnh: Flickr.
Bố cục ảnh có nhiều người giúp thể hiện các mối quan hệ. Ảnh: Flickr.
Bức ảnh có nhiều người giúp thể hiện tốt hơn các mối quan hệ và không khí của buổi tiệc, thậm chí giúp người xem hình dung ra câu chuyện mà người trong ảnh đang bàn tán. Trong nhiếp ảnh đời thường, bố cục có nhiều người là điều không thể tránh khỏi. Cô lập và xóa phông mờ tịt bằng các ống tele có thể là một cách hay để nhấn mạnh chủ thể, tuy nhiên, sẽ gây hạn chế về góc nhìn cũng như không thể hiện được sự tương tác giữa đối tượng với môi trường xung quanh. Chụp ảnh trong đó có hai hay nhiều nhân vật đồng nghĩa với việc giảm tiêu cự ống kính, do vậy, tác phẩm sẽ có thêm cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cần chú ý, việc lấy càng nhiều đối tượng vào ảnh thì nguy cơ thu thêm những mảng hậu cảnh rối rắm càng cao.
7. Chụp bất chợt
Chụp bất chợt đôi khi đem lại những thước chụp độc đáo. Ảnh: Everafterimage.
Chụp bất chợt đôi khi đem lại những thước chụp độc đáo. Ảnh: Everafterimage.
Nếu người được chụp biết được sự có mặt của một "nhiếp ảnh gia" bên cạnh, họ sẽ cảm thấy căng thẳng và đôi khi có những hành động không tự nhiên. Camera kỹ thuật số luôn có ưu thế hơn hẳn các "tiền bối" sử dụng phim ở chỗ, chúng cho phép chụp rất nhiều ảnh mà không phải đắn đo chi li. Bạn nên thiết lập ống kính ở tiêu cự ngắn (góc rộng hơn) và thời gian phơi sáng thấp để sẵn sàng "bắt gọn" đối tượng mà không cần nhìn lên khung ngắm. Việc cắt cúp, tái bố cục ảnh có thể thực hiện ở các khâu sau này.
8. Phối cảnh theo kiểu phá cách
Phối cảnh theo kiểu phá cách tạo ra một góc nhìn khác về đối tượng. Ảnh: Flickr.
Phối cảnh theo kiểu phá cách tạo ra một góc nhìn khác về đối tượng. Ảnh: Flickr.
Có rất nhiều phương pháp phối cảnh phá cách để bạn lựa chọn như: chụp từ hông (thay vì chụp toàn bộ người), chụp từ trên xuống hay từ dưới lên (thay vì chụp ngang mặt), chụp một chi tiết trên cơ thể hay chụp không theo quy tắc một phần ba... Bạn cũng có thể chụp một bức ảnh với các mảng tiền cảnh nằm trước những không che khuất khuôn mặt đối tượng cần nhấn mạnh. Cách bố cục này hay được sử dụng trong các lễ cưới và các buổi tiệc đông người, vốn rất khó đảm bảo đủ không gian cho các thước chụp thoáng.
9. Chụp khi mọi người đang tạo dáng
Sẽ rất thú vị khi bạn đứng ở một góc khuất và chụp lúc mọi người đang tạo dáng cho một bức hình khác. Ảnh thu được nhiều khi rất ngộ nghĩnh vì người chụp chỉ quan tâm đến tay máy trước mặt mình chứ không hề chú ý đến bạn. Nếu bạn là nhiếp ảnh gia duy nhất của buổi tiệc, cứ tiếp tục chụp kể cả khi mọi người nghĩ rằng bạn đã hoàn thành xong công việc. Bạn sẽ "bắt" được những khoảnh khắc rất "độc" mà những bức ảnh tập thể theo lối sắp đặt trước không thể nào đạt được.
Trần Hạ

Kỹ thuật chụp ảnh hoa, lá, cành

Kỹ thuật chụp ảnh hoa, lá, cành:

   Mẹo chụp ảnh:Bí quyết chụp ảnh đẹp tự nhiên.
Tạp chí Digital Photography School đã tổng hợp 10 mẹo chụp hoa thiên nhiên cho người mới bắt đầu cầm máy ảnh kỹ thuật số.
1. Sử dụng chân máy
Sử dụng chân máy ngoài việc chống rung, còn giúp người chụp tập trung hơn vào đối tượng cần chụp. Nếu cầm tay, bạn dễ phân tâm, bỏ qua những khoảnh khắc do có thể quay máy ảnh kỹ thuật số đi bất cứ đâu. Khi đã lắp chân máy, người chụp sẽ có xu hướng suy nghĩ kỹ hơn về khung hình định chụp.
2. Chọn ngày nhiều mây
Ánh mặt trời trực tiếp sẽ tạo ánh sáng gắt, dễ làm ảnh bị cháy sáng. Vì thế tốt nhất là người chụp nên chọn những ngày trời u ám. Khi đó, các đám mây sẽ có vai trò như là những tấm tản sáng hoàn hảo, giúp cân bằng lại lượng ánh sáng rơi trên mỗi bông hoa.
Nếu không thể chờ đến những ngày này, hãy chọn ngày nhiều mây, đợi lúc các đám mây che đi ánh mặt trời. Đây cũng là thời điểm khá hiệu quả để cân bằng ánh sáng.
3. Đặt máy ảnh kỹ thuật số song song theo mặt phẳng với hoa
Khi chụp ảnh, luôn có một mặt phẳng mà tại đó, các điểm sẽ nét nhất. Vì thế để tạo độ nét tối đa khi chụp hoa, hãy tìm vị trí đặt máy ảnh kỹ thuật số sao cho cảm biến máy ảnh nằm trên một mặt phẳng song song với bông hoa định chụp.
4. Sử dụng tốc độ 1/200 trở lên
Do bông hoa rất mỏng mảnh và dễ bị gió lay động nên để bức ảnh không nhòe. Hãy sử dụng tốc độ cửa trập tối thiểu là 1/200 giây. Nếu ánh sáng không đủ, có thể điều chỉnh ISO lên khoảng 200 hoặc 400.
5. Tìm cảnh nền thích hợp
Dù ống kính độ mở lớn có thể xóa phông tốt, nhưng khi chụp hoa cũng nên chú ý tới hậu cảnh. Một hậu cảnh tốt có thể tôn lên rất nhiều vẻ đẹp của bông hoa được chụp. Vì thế, nếu có thể lựa chọn, hãy chọn những bông có cảnh nền tương phản với hoa hoặc không có nhiều những chi tiết gây sao lãng.
6. Tìm bông hoa có dáng đẹp
Do chụp gần với đối tượng chính là hoa nên bạn hãy chụp nên chọn những bông có dáng đẹp và màu sắc rực rỡ. Cùng một vườn hoa, cùng một loài hoa nhưng có những bông sẽ đẹp hơn các bông còn lại. Điều quan trọng là người chụp đủ kiên nhẫn để tìm.
7. Sử dụng ống tele ở khoảng cách gần
Một ống kính tele với độ mở lớn sẽ giúp xóa phông hiệu quả hơn. Và tốt nhất là hãy chụp ở khoảng cách lấy nét gần nhất có thể sao cho bông hoa chiếm diện tích khung hình lớn nhất, làm nổi bật từng chi tiết.
8. Sử dụng RGB histogram thay vì màn LCD
Khi chụp ngoài trời, ánh sáng màn hình LCD thường trông sẽ sáng hơn thực tế. Vì thế, để có được ánh sáng chuẩn, hãy chuyển sang dùng tính năng RGB histogram. Dù đây là một tính năng phức tạp và phải cần nhiều chủ đề để bàn thảo, nhưng về cơ bản, nó cho phép người chụp thấy được độ cân bằng ánh sáng thực (theo từng kênh màu cơ bản) của đối tượng cần chụp, từ đó có thể điều chỉnh phơi sáng cho phù hợp.
Nguyễn Hà

Ảnh 360 độ, hình ảnh hình quả cầu.

Ảnh 360 độ, hình ảnh hình quả cầu.    
   
    Kỹ thuật vẽ bằng ánh sáng 

Tháp Eiffel, Vatincan hay đấu trường Colosseum được thu nhỏ thành những quả cầu treo lơ lửng trên không gian ba chiều. Nhiếp ảnh gia Alexandre Duret-Lutz tạo nên hơn 400 bức ảnh đặc biệt này nhờ kỹ thuật chiếu nổi và photoshop.
Thành phố London:
'Những hành tinh nhỏ'
'Những hành tinh nhỏ'
'Những hành tinh nhỏ'
'Những hành tinh nhỏ'
'Những hành tinh nhỏ'
vòng quay thiên niên kỷ (London Eye).
'Những hành tinh nhỏ'
Cầu Golden Jubilee trong đêm.
'Những hành tinh nhỏ'
Đảo Saint Martin trên biển Caribbean.
'Những hành tinh nhỏ'
Cây cọ trên đảo Saint Martin.
'Những hành tinh nhỏ'
Quảng trường Trocadero và tháp Eiffel, Paris.
'Những hành tinh nhỏ'
Nhà thờ Đức Bà ở Paris.
'Những hành tinh nhỏ'
Khải Hoàn Môn ở Paris.
'Những hành tinh nhỏ'
Nhà thờ Saint-Jacques, Paris.
'Những hành tinh nhỏ'
Đấu trường Colosseum ở Rome, Italy.
'Những hành tinh nhỏ'
Thành Rome.
'Những hành tinh nhỏ'
Quảng trường thánh Peter, ở Vatican.

Light Painting (vẽ tranh bằng ánh sáng)

    Light Painting (vẽ tranh bằng ánh sáng)

   Ảnh 360 độ, hình ảnh hình quả cầu.


Light Painting (vẽ tranh bằng ánh sáng) là một kỹ thuật nhiếp ảnh được thực hiện vào ban đêm, bằng cách di chuyển nguồn sáng hoặc máy ảnh kỹ thuật số, tạo nên những bức ảnh đẹp một cách huyền ảo.
Đây là kỹ thuật nhiếp ảnh mới phổ biến thời gian gần đây, nhưng nghệ sĩ người Mỹ Man Ray đã sử dụng kỹ thuật này trong tác phẩm “Space Writing” từ năm 1935.
Nguồn sáng được sử dụng trong kỹ thuật chụp ảnh này có thể là các vật dụng đơn giản như đèn pin, đèn LED, bút quang hay các thiết bị chuyên dụng như Hosemaster. Thậm chí nến, diêm hay đá lửa cũng có thể được dùng làm nguồn sáng cho các nhiếp ảnh gia tác nghiệp.
Cùng ngắm những "tuyệt phẩm" Light Painting:
Huyền ảo nghệ thuật 'vẽ tranh bằng ánh sáng'
Khung cảnh thơ mộng cho đôi bạn tâm sự.
Huyền ảo nghệ thuật 'vẽ tranh bằng ánh sáng'
Huyền ảo nghệ thuật 'vẽ tranh bằng ánh sáng'
Bước đi trong đêm trên con đường vắng vẻ.
Huyền ảo nghệ thuật 'vẽ tranh bằng ánh sáng'
Cây đàn ghi-ta.
Huyền ảo nghệ thuật 'vẽ tranh bằng ánh sáng'
Laptop.
Huyền ảo nghệ thuật 'vẽ tranh bằng ánh sáng'
Vòng tròn bí ẩn.
Huyền ảo nghệ thuật 'vẽ tranh bằng ánh sáng'
Thông điệp tình yêu.
Huyền ảo nghệ thuật 'vẽ tranh bằng ánh sáng'
Ngựa vằn.
Huyền ảo nghệ thuật 'vẽ tranh bằng ánh sáng'
Vùng sáng bí ẩn giữa cánh đồng.
Huyền ảo nghệ thuật 'vẽ tranh bằng ánh sáng'
Huyền ảo nghệ thuật 'vẽ tranh bằng ánh sáng'
Huyền ảo nghệ thuật 'vẽ tranh bằng ánh sáng'
NGÔ THÀNH

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-ZR1

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-ZR1





Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcĐỏ
Trọng lượng Camera158g
Loại thẻ nhớ•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)12.1 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-ZR1

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FZ50

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FZ50





Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.0 inch
Màu sắcĐen
Trọng lượng Camera735g
Loại thẻ nhớ•  Multimedia Card (MMC) 
•  Secure Digital Card (SD) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)10 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FZ50

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FX36

Máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FX36





Thông tin chung
Hãng sản xuấtPanasonic
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.5 inch
Màu sắcGhi
Trọng lượng Camera160g
Loại thẻ nhớ•  Multimedia Card (MMC) 
•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)10.1Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Panasonic Lumix DMC-FX36

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More