16.11.11

Ra mắt máy ảnh kỹ thuật số Nikon CoolPix L22

Máy ảnh kỹ thuật số Nikon CoolPix L22 vừa trình làng dòng máy ảnh du lịch với giá thành phải chăng dành cho đại đa số người dùng, đó là L22. Cả hai chiếc máy ảnh này đều được trang bị bộ cảm biến có độ phân giải 12 megapixel, công nghệ ổn định ảnh quang học Vibration Reduction (VR), công nghệ tự động chọn ngữ cảnh (Scene Auto Selector) cùng hệ thống chụp ảnh chân dung thông minh (Smart Portrait System).



Máy ảnh kỹ thuật số Nikon CoolPix L22 với kiểu dáng chuẩn của dòng máy ảnh du lịch dù cũng được trang bị bộ cảm biến 12 megapixel nhưng độ nhạy sáng tối đa chỉ ở mức ISO 1600, bộ nhớ tích hợp 19 MB cùng màn hình LCD có số điểm ảnh 230.000. Máy có giá bán cũng khá rẻ, chỉ 2.300.000 VNĐ tại www.eway.vn, truy cập máy ảnh kỹ thuật số Nikon CoolPix L22 để biết thêm các thông số của máy.

Máy ảnh kỹ thuật số: Tìm hiểu ISO kỹ thuật số.

Máy ảnh kỹ thuật số: Tìm hiểu ISO kỹ thuật số.



Tony Lorentzen đã dùng máy ảnh kỹ thuật số Canon EOS 7D, để nắp che ống kính và ghi lại hình ảnh tại mọi ISO để xem mỗi chế độ sẽ tạo ra sự khác biệt về độ nhiễu hạt như thế nào (xem video). Cuộc thử nghiệm đã đem đến một kết quả khá ngạc nhiên: Độ nhiễu của hình ảnh không tăng theo tuyến tính khi ISO tăng cao, có nghĩa là, một bức ảnh với ISO 160 có thể ít nhiễu hơn ISO 100, hay một bức với ISO 640 có thể cũng chỉ nhiễu bằng ISO 100.
Vấn đề thực sự ở đây là gì?
Sự khác nhau về ISO xuất phát từ cách thức ghi lại hình ảnh của máy phim và máy số khác nhau. Ảnh:
Sự khác nhau về ISO xuất phát từ cách thức ghi lại hình ảnh của máy phim và máy số khác nhau.
Ảnh: Digitalphotopro.
Với phim, mọi chuyện có vẻ như rất đơn giản: Nếu bạn sử dụng một cuốn phim có ISO cao, hình ảnh sẽ bị nhiều hạt. Còn nếu khi bạn muốn chất lượng hình ảnh ở mức cao nhất, ít hạt nhất, hiển nhiên phải chọn phim có ISO thấp nhất.
Tuy nhiên, theo thử nghiệm của Lorentzen, ISO trên máy số không hoàn toàn như vậy. Sự khác nhau về ISO xuất phát từ cách thức ghi lại hình ảnh của máy phim và máy số khác nhau. Thêm vào đó, các thông tin ảnh trên máy ảnh kỹ thuật số còn được xử lý trước khi định hình thành ảnh xuất ra ngoài.
Phim ISO cao dễ bị nhiễu hạt hơn do các hạt tinh thể bạc bắt sáng lớn hơn (để thu được nhiều ánh sáng). Còn với máy ảnh kỹ thuật số, ISO cao được điều chỉnh bằng cách khuếch đại tín hiệu đầu ra của cảm biến, và khi ISO càng cao, nghĩa là càng bị khuếch đại, ảnh sẽ càng bị nhiễu hơn. Nghe có vẻ ISO trên ảnh số cũng có thuộc tính thay đổi giống như trên ảnh phim. Nhưng trong trường hợp ngược lại, với ảnh phim, khi lắp một cuộn phim với ISO thấp, ảnh sẽ trở nên mịn. Còn với ảnh số, ISO nếu bị điều chỉnh thấp hơn mức ISO nội tại, sẽ lại bị can thiệp bởi bộ xử lý hình ảnh và sẽ giảm thiểu chất lượng hình ảnh đi so với ISO cao hơn. Đó thực ra cũng mới chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ tổng thể các yếu tố có thể sinh nhiễu trên máy ảnh số.
Trong khi trên phim, hình ảnh thu được là kết quả của việc các hạt bạc thu nhận ánh sáng và qua quá trình tráng phim rọi ảnh, thì trên máy ảnh số, hình ảnh là kết quả của quá trình ánh sáng đi vào các đi-ốt cảm quang trên cảm biến, đặc tính và kích cỡ của các cảm quang, bộ lọc RGB và low-pass, mạch cảm biến, bộ chuyển đổi tương tự/số, bộ xử lý hình ảnh và thuật toán xử lý riêng của từng hãng sản xuất nữa.
ISO nội tại là gì?
ISO nội tại của cảm biến chính là mức thu nhận ánh sáng mà ở đó hình ảnh ít được máy ảnh kỹ thuật số xử lý nhất. Về lý thuyết, ở mức nội tại này, chất lượng hình ảnh sẽ ở mức tốt nhất.
Các hãng sản xuất máy ảnh không bao giờ công bố ISO nội tại của máy, nhưng thông thường nó sẽ rơi vào khoảng ISO 100 – 200. Họ chỉ đưa ra một câu chung chung kiểu như "dải ISO này cho phép người chụp có thể tùy chọn để có bức ảnh đẹp nhất, phù hợp với nhu cầu của người dùng nhất".
Đi-ốt cảm quang của một cảm biến có một độ nhạy nhất định với ánh sáng, từ đó hình thành nên một mức độ nhạy sáng định trước cho một cảm biến (ISO nội tại). Tuy nhiên, một mình đi-ốt cảm quang không làm nên hình ảnh. Đóng góp vào cả quá trình này còn có bộ chuyển đổi tương tự/số trong máy, bộ xử lý hình ảnh và thuật toán xử lý… Chính vì thế, ở máy số, tốc độ ISO là dành để nói về toàn bộ khả năng bắt sáng của máy ảnh chứ không chỉ về mỗi cảm biến như đối với máy phim.
Mỗi hãng sản xuất lại có phương thức bí mật đặc trưng riêng trong việc căn chỉnh các mức ISO khác nhau. Dưới đây là một ví dụ để người dùng dễ hình dung tại sao ảnh ở ISO thấp có thể còn có chất lượng tệ hại hơn là với ISO cao.
Ví dụ, một máy ảnh kỹ thuật số DSLR có ISO nội tại là 160. Để tăng ISO lên cao, bộ xử lý sẽ khuếch đại tín hiệu, kéo theo nhiễu hình ảnh cũng tăng do cũng bị khuếch đại theo. Để giảm ISO thấp hơn, bộ xử lý lại "nhào nặn" tín hiệu xuống, cũng kéo theo sự suy giảm chất lượng hình ảnh. Chẳng hạn, khi cần đẩy ISO lên 320, dữ liệu thu được từ ISO 160 nội tại sẽ được khuếch đại lên gấp đôi. Nhưng để đạt được ISO 250, bộ xử lý hình ảnh lại lấy tín hiệu đã được khuếch đại ở ISO 320 và điều chỉnh xuống ISO 250. Vì thế mà chất lượng ở ISO 250 còn tệ hơn so với tín hiệu tại ISO 320. Về đại thể, mỗi cấp ISO cách nhau một giá trị gấp đôi, nên nếu một ISO nội tại của máy ảnh là 160 thì mức đặt ISO tối ưu sẽ là 160, 320, 640… Các mức 100/200/400/800… sẽ là bước "lỡ cỡ" vì thế sẽ bị xử lý nhiều hơn, chất lượng sẽ suy giảm hơn.
ISO số là gì?
Thử nghiệm ISO trên máy ảnh Pentax K-5. Ảnh: Digitalphotopro.
Mức ISO được đặt ra trên cơ sở các tiêu chí chuẩn hóa từ Tổ chức tiêu chuẩn thế giới (International Organization for Standardization_ISO). Tổ chức này đặt ra chuẩn chung cho hầu hết mọi vấn đề.
Như đã đề cập, ISO số đề chỉ mức độ bắt sáng chung cho toàn bộ máy ảnh chứ không chỉ riêng cho cảm biến, bởi lẽ hình ảnh số là tổng hợp các quá trình xử lý liên hoàn giữa cảm biến, bộ xử lý hình ảnh, bộ chuyển đổi tín hiệu… Mục tiêu của việc chuẩn hóa thông số ISO cho cả máy phim và máy số là: nếu người dùng đặt thông số phơi sáng là ISO 100, lắp phim 100, chụp với tốc độ 1/100 và độ mở f/16, thì hình ảnh thu được phải có độ sáng tương đương như khi chụp bằng máy kỹ thuật số với ISO đặt ở 100, tốc độ đặt ở 1/100 và độ mở ở f/16. Tuy nhiên, độ nhiễu trên máy phim và máy số sẽ khác nhau, bởi trong khi nhiễu của máy phim chỉ phụ thuộc vào mật độ các hạt bạc trên phim (ISO của phim) thì nhiễu trên máy số có thể sinh ra từ rất nhiều nguồn do hình ảnh từ lúc vào cảm biến đến lúc định hình phải trải qua rất nhiều quá trình xử lý khác nhau.
CMOS và CCD
Ở thời kỳ đầu của công nghệ hình ảnh, cảm biến CCD có chất lượng hình ảnh tốt hơn hẳn cảm biến CMOS vốn bị nhiễu nhiều hơn và độ cảm quang thấp hơn, khó có thể đặt được các mức ISO cao. Tuy nhiên, hầu hết DSLR ngày nay, kể cả những phiên bản cao cấp nhất có những mức ISO siêu cao cũng đã sử dụng cảm biến CMOS do những thế mạnh riêng của công nghệ này. Cảm biến CCD giờ vẫn tiếp tục được sử dụng trong các máy ảnh medium-format và các thân số (digital-back) dùng để gắn trên các máy phim. Có thể nói, với công nghệ hiện nay, cả hai loại cảm biến này đều cho phép máy ảnh chụp hình ảnh với chất lượng rất cao.
Chuẩn ISO 12232:1998 đã được sửa đổi năm 2006 và được đặt lại thành ISO 12232:2006. Chuẩn năm 2006 thêm vào hai phương pháp mới được Hiệp hội CIPA (Nhật Bản) đưa ra. Gần đây lại có thêm hai phương pháp điều chỉnh ISO khác là REI và SOS đang được phần lớn các máy ảnh số mới hơn áp dụng.
Về cơ bản, phương pháp SOS (Standard Output Specification) dùng cách đo lượng ánh sáng thuần túy của cả hệ thống hình ảnh (gồm cảm biến, bộ xử lý…), gần giống như cách xác định ISO trên máy phim. Còn phương pháp REI (Recommended Exposure Index) lại dựa trên kết quả hình ảnh đầu ra mà các nhà sản xuất cho là có chất lượng tối ưu nhất. Lưu ý, phương pháp SOS không áp dụng cho ảnh RAW và cả hai phương pháp SOS lẫn REI cũng chỉ áp dụng cho các ảnh với hệ màu sRGB. Vì thế, nếu người dùng chụp ảnh định dạng RAW với hệ màu Adobe RGB 1998 thì mức ISO hoàn toàn chỉ mang tính tham khảo (các máy ảnh gần đây của Canon, Nikon và Sony dùng chuẩn REI trong khi Olympus, Pentax và Samsung dùng chuẩn SOS. Còn Sigma thì không tiết lộ phương pháp của mình bởi hãng dùng cảm biến 3 lớp đặc trưng Foveon).
Thay đổi ISO
Các mức ISO nội tại. Ảnh:
Các mức ISO.
Ảnh: Digitalphotopro.
Khi người dùng muốn thay đổi ISO với máy phim, họ hoặc phải đổi phim có mức ISO tương ứng, hoặc dùng các kỹ thuật gia giảm (push/pull-process) trong quá trình tráng phim để kích hay bù sáng. Còn đối với máy số, khi thay đổi ISO người dùng chỉ cần chỉnh đến đúng mức mình cần bằng menu hoặc nút điều chỉnh. Vì thế, lợi thế máy số so với máy phim là người dùng có thể chụp một ảnh ở tất cả các mức ISO mình muốn.
Khi người dùng đổi một cuốn phim từ mức ISO này sang ISO khác, ví dụ đổi từ ISO 100 lên ISO 400, họ sẽ có một mức ISO mới với độ nhạy sáng gấp 4 lần ISO cũ, có thể chụp một hình ảnh với độ sáng tương đương nhưng tốc độ nhanh hơn 2 lần hoặc độ mở hẹp xuống hai khẩu. Còn nếu xử lý hậu kỳ lúc tráng phim bằng kỹ thuật gia giảm, đẩy phim ISO 100 lên độ sáng tương đương như ISO 400, thực tế là họ không làm tăng thêm độ nhạy vật lý của phim mà chỉ là khuếch đại ánh sáng thu được thông qua các phản ứng hóa học để có một hình ảnh tốt hơn.
Đối với máy ảnh kỹ thuật số, khi người dùng đổi từ mức ISO này sang ISO khác, thao tác này sẽ tương tự như việc xử lý bằng kỹ thuật gia giảm trong khi tráng phim chứ không giống như khi thay phim. Như đã đề cập ở trên, cảm biến hình ảnh có một độ nhạy nội tại định trước với ánh sáng, do đó, các mức ISO điều chỉnh cao hơn hay thấp hơn độ nhạy nội tại này đều là các mức có được do khuếch đại hoặc điều chỉnh tín hiệu từ độ nhạy gốc, từ đó dẫn tới chất lượng hình ảnh cũng bị giảm đi, nhiễu tăng lên, giải tương phản thấp hơn và chất lượng màu sắc kém đi. Thậm chí kể cả hình ảnh được chụp với mức ISO nội tại của máy cũng đều đã qua xử lý, bởi lẽ thông tin trên cảm biến đơn thuần chỉ là thông tin cho đến khi các bộ xử lý hình ảnh xử lý và chuyển thành hình ảnh có thể xem được.
Dải ISO thường và ISO mở rộng
Trước khi được xử lý, hình ảnh số chỉ là những dữ liệu điện tử. Kể cả hình ảnh được chụp với ISO nội tại cũng phải qua quá trình xử lý mới có thể hiện hình được. Vì thế,hình ảnh chụp tại các mức ISO khác so với ISO nội tại còn bị xử lý nhiều hơn.
Trong máy ảnh, dải ISO thông thường là dải mà các nhà sản xuất đưa ra với ý nghĩa dù được xử lý nhưng chất lượng hình ảnh vẫn trong khoảng được coi là đẹp. Nhiều máy ảnh hiện nay cho phép mở rộng dải ISO cao hơn hoặc thấp hơn dải thông thường (chẳng hạn ISO 80 – 12.800 so với thông thường ISO 100 – 6.400). Chất lượng trên các mức ISO mở rộng rõ ràng sẽ còn bị suy giảm nghiêm trọng hơn bởi chúng được xử lý nhiều hơn. Nhưng không phải là không có mặt tích cực. Khi bạn cần ảnh hơn chất lượng, bạn có thể chụp với mức ISO lên tới 102.400 trên Nikon D3S hay Canon EOS-1D Mark IV. Rõ ràng bạn sẽ thấy ngay nhiễu rất nhiều, nhưng với tiêu chí có ảnh còn hơn không thì số nhiễu này rõ ràng vẫn còn quá hợp lý so với một mức ISO "khủng" như vậy.
Vậy ISO nào là tốt nhất?
Trong khi các nhà sản xuất vẫn "ém nhẹm" thông tin về ISO nội tại, tốt nhất người dùng tự thử nghiệm mức ISO nào là lý tưởng (gần với ISO nội tại nhất) trên máy của mình. Tất nhiên,cũng đừng vì thế mà ham chụp đúng ISO nội tại trong những điều kiện thiếu sáng để kết quả là một hình ảnh mịn nhưng lại mờ do tốc độ quá thấp.
Nếu mốn thử xem độ nhiễu trên các mức ISO của máy mình ra sao, có thể dùng cách chụp ảnh với nhiều mức ISO khác nhau nhưng không mở nắp ống kính. Hình ảnh thu được, mặc dù đều tối đen nhưng khi bạn mở trong Photoshop, tăng tỷ lệ phóng đại lên 100%, sử dụng tính năng Auto Contrast, bạn sẽ hình dung được nhiễu xuất hiện như thế nào trên từng hình ảnh khi so sánh những kết quả này.
Nếu DSLR của bạn có cả chức năng quay video, hãy thử nghiệm cả với tính năng này nữa bởi lẽ mức ISO lý tưởng cho video có thể không giống mức lý tưởng cho ảnh.
Nhưng đây cũng không phải là thử nghiệm duy nhất. Một khi đã biết được mức ISO tối ưu cho máy ảnh của mình xét về mức độ sinh nhiễu, bạn phải chụp cảnh thật cũng với nhiều mức ISO khác nhau để so sánh với kết quả chụp trong phòng, bởi lẽ ở cảnh thật độ nhiễu khó nhận biết hơn nhiều.
Tất nhiên là để có một bức ảnh đẹp, luôn phải tính đến điều kiện sáng tương quan kèm với ISO thôgn qua tốc độ, độ mở nữa. Đôi khi do hoàn cảnh, để có được một bức ảnh dùng được, bạn vẫn phải chụp với mức ISO thấp hoặc cao hơn ISO lý tưởng. Mức ISO của máy ảnh kỹ thuật số và của một bức ảnh được coi là tối ưu hay không, thực ra đều tùy thuộc vào con mắt đánh giá của chính người chụp nó.

Máy ảnh Kỹ thuật số: Tìm hiểu về hướng sáng.

Máy ảnh Kỹ thuật số: Tìm hiểu về hướng sáng.


Dưới đây là một vài khái niệm cũng như cách dùng các hướng sáng khác nhau để thể hiện ý đồ chụp từ sách Nhiếp ảnh cho mọi người (Digital Photography Exposure For Dummies) của tác giả Jim Doty.
Ánh sáng trực diện
Ánh sáng trực diện. Ảnh
Ánh sáng trực diện. Ảnh
Nguồn ánh sáng trực diện phát sáng ở cùng phía với người chụp, ví dụ chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số với mặt trời ở sau lưng hay chụp với đèn flash.
Đặc tính của nó là:
  • Phẳng.
  • Không tạo tương phản cho đối tượng.
  • Thể hiện màu sắc và hình dạng tốt (trừ phi là hình khối 3 chiều).
  • Phù hợp với các tông màu đa dạng của đối tượng.
  • Thường làm giảm các chi tiết bề mặt.
  • Có thể khiến đối tượng hai chiều hóa hay bị "bẹt".
  • Có thể khiến ảnh nhàm chán, trừ phi đối tượng có tông màu rất đa dạng.
Ánh sáng trực diện mặc dù không hẳn là nguồn sáng hoàn hảo trong hầu hết các tình huống, nhưng nếu điều chỉnh cường độ tốt, ánh sáng này có thể tôn da, giảm thiểu tối đa bề mặt sần của da người (lý do khi chụp ảnh chân dung luôn có đèn phả từ phía trước).
Nếu chụp ngoài trời, nên tránh chụp ảnh chân dung khi ánh mặt trời chiếu trực tiếp lên mặt. Mặc dù đây cũng là dạng ánh sáng trực diện, nhưng ánh mặt trời thường quá mạnh dễ dẫn tới cháy sáng.
Mặc dù phần lớn mọi người đều chụp ảnh với ánh sáng trực diện, nhưng nếu muốn trở thành nhiếp ảnh gia tốt, hãy học cách nắm bắt đối tượng và thể hiện chủ thể với ánh sáng hậu và ánh sáng bên nhiều hơn.
Ánh sáng bên
Ánh mặt trời hay nguồn phát sáng ở một bên chỉ làm sáng một nửa, nửa còn lại tối, nhưng sự hòa hợp giữa vùng sáng và vùng tối lại làm tăng độ tương phản của đối tượng.
Đặc tính của ánh sáng bên gồm:
  • Tạo ấn tượng tốt.
  • Có thể tạo bóng đổ lớn khi mặt trời xuống thấp.
  • Có thể tạo không gian ba chiều cho đối tượng.
  • Thể hiện chi tiết bề mặt tốt.
  • Có thể ảnh hưởng đến chất lượng màu.
  • Khó đo sáng hơn.
Ánh sáng bên rất được các nhiếp ảnh gia phong cảnh ưa chuộng, nhất là ánh sáng dịu khi mặt trời bắt đầu lặn.
Mặc dù một số vật khi chụp với ánh sáng bên có thể bị giảm màu sắc nhưng bù lại phần tương phản giữa vùng sáng và vùng tối sẽ làm nổi bật nó theo phong cách khác.
Ánh sáng hậu
Ánh sáng hậu phát sáng ở phía sau lưng đối tượng. Mặc dù là một nguồn sáng khá ấn tượng, nhưng nó thuộc loại khó sử dụng. Khi đã làm quen thì một bức ảnh chụp với ánh sáng hậu đúng đắn sẽ có giá trị hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra.
Dưới đây là những đặc tính của ánh sáng hậu:
  • Tạo độ tương phản lớn.
  • Giảm đáng kể màu sắc.
  • Tập trung mạnh vào hình khối (hữu ích nếu người chụp thích hình khối hơn màu sắc).
  • Có thể tạo thành viền sáng quanh đối tượng.
  • Có thể tạo cách nhìn mới với cùng một đối tượng bởi hầu hết mọi người đều sử dụng ánh sáng trực diện.
  • Thường dùng để tạo ảnh silhouette.
  • Làm vùng tối trở nên tối hơn.
  • Đo sáng khó nhất.
Ánh sáng đỉnh
Ánh sáng đỉnh được chiếu từ trên xuống, tương tự chụp ảnh giữa trưa mặt trời đứng bóng hay chụp trong nhà với đèn trần.
Đặc tính của ánh sáng đỉnh gồm:
  • Làm nổi bật phần đỉnh của đối tượng.
  • Làm vùng bóng bên dưới đối tượng sẫm hơn.
  • Tối dần theo chiều dọc.
  • Tạo vùng tối trên mặt.
  • Khó đo tương phản.
Ánh sáng đỉnh nếu không đủ phủ lên đối tượng sẽ không thể hiện được đúng đặc tính của mình. Ánh sáng này không được nhiều người dùng, nhất là trong chụp chân dung, bởi nó sẽ tạo bóng dưới mắt. Nếu cần phải chụp với nguồn sáng này, tốt nhất nên kết hợp với ánh sáng bù để xóa bóng đổ do ánh sáng đỉnh tạo nên.

Máy ảnh kỹ thuật số: Tìm hiểu về định dạng ảnh RAW.

Máy ảnh kỹ thuật số: Tìm hiểu về định dạng ảnh RAW.


Theo cách hiểu đơn giản, RAW là một mớ dữ liệu "thô" được máy ảnh "trộn" lên. Không như định dạng JPEG, ảnh RAW không được chỉnh nét hay tông màu ngay trên ảnh. Vì vậy, quá trình xử lý hậu kỳ phức tạp trên máy tính, như chỉnh màu và phơi sáng với định dạng này trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bên cạnh đó, file RAW giữ lại nhiều dữ liệu ở vùng sáng/tối giúp dễ dàng khôi phục lại chi tiết.
Ảnh RAW thường được đánh giá cao hơn, nhưng định dạng này chỉ giới hạn cho dòng máy ảnh kỹ thuật số ngắm chụp cao cấp và DSLR. Tuy vậy, hầu hết máy ảnh, kể cả dòng DSLR, đều không thể chụp liên tiếp tốc độ cao trong thời gian dài khi ghi dưới định dạng RAW. Lý do là bộ nhớ đệm của máy có giới hạn và bị "đầy" nhanh hơn so với khi ghi dưới định dạng JPEG.
Dưới đây là những thông tin cơ bản về định dạng ảnh này.
Quá trình xử lý ảnh RAW. Ảnh: Letsgodigital.
Quá trình xử lý ảnh RAW. Ảnh: Letsgodigital.
1. Khởi động chức năng ghi định dạng RAW trên máy.
Người chụp nên đặt trên menu tùy chọn nhanh một yêu cầu cho phép chuyển đổi giữa ghi định dạng RAW hay JPEG. Một số dòng máy cũng cho phép ghi đồng thời RAW và JPEG, tuy nhiên sẽ tốn bộ nhớ hơn, vì vậy hãy dùng thiết bị lưu trữ dung lượng lớn khi muốn chụp đồng thời RAW và JPEG.
Một số máy ảnh kỹ thuật số có khả năng ghi định dạng sRAW có dung lượng nhỏ hơn định dạng RAW chuẩn. Định dạng này hữu dụng khi người chụp chỉ mang thẻ nhớ dung lượng nhỏ, nhưng chú ý là độ phân giải ảnh thấp hơn nên không thể xuất ảnh in cỡ lớn được.
2. Các định dạng RAW khác nhau.
Không phải tất cả ảnh RAW đều có chung định dạng file mở rộng. Máy ảnh của Canon thường xuất file .CRW hoặc .CR2, trong khi máy của Nikon xuất file .NEF. Người chụp sẽ cần các phần mềm khác nhau để mở các định dạng này. Chúng thường được cung cấp trong đĩa CD đi kèm khi mua máy.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hình ảnh đã và đang thúc đẩy các hãng sản xuất máy ảnh chuẩn hóa lại định dạng file RAW của mình. Định dạng .DNG (digital negative, có thể hiểu là "âm bản số") của Adobe đi đầu trong việc này, nhưng đến nay hầu hết các hãng đều chưa chấp nhận.
3. Phần mềm xử lý định dạng RAW.
Ngày nay, khi mua máy ảnh số, nhà sản xuất thường cung cấp kèm một đĩa CD phần mềm xem và chỉnh sửa hình ảnh. Nếu máy cho phép ghi file RAW, phần mềm đi kèm cần cho phép xem, chỉnh sửa và xử lý ảnh RAW. Nhưng phần mềm của hãng nào chỉ chỉnh sửa được định dạng RAW của hãng đó. Tuy vậy, vẫn có phần mềm của hãng thứ ba, ví dụ Lightroom của Adobe, có thể xử lý các định dạng RAW khác nhau, mặc dù phải mua riêng và có thể đắt.
Một ví dụ về ảnh
Ảnh của tác giả Đặng Trung Tú.
4. 'Nghịch' RAW.
Hầu hết các phần mềm xử lý ảnh RAW đều có cả "tấn" thứ có thể thực hiện với hình chụp. Phía bên phải trên giao diện phần mềm là các bảng công cụ để thực hiện các thao tác chỉnh sửa cơ bản, như bù sáng hay chỉnh tông màu. Hãy điều khiển theo nhiều cách khác nhau và xem các loại hiệu ứng thể hiện trên ảnh thế nào.
Khi đã xử lý ảnh xong, hãy chuyển về định dạng JPEG nếu muốn tải lên các trình duyệt chia sẻ hình ảnh như Flickr. Nên nhớ là đừng lưu lại các chỉnh sửa đã thực hiện trên file RAW vì chúng sẽ thay đổi vĩnh viễn file RAW gốc. Hãy giữ file gốc lại.
5. Lưu ảnh RAW.
Phải sao lưu file RAW vào ổ cứng ngoài hoặc DVD. Bản lưu sẽ luôn an toàn khi vì có thể trong tương lai còn cần đến chúng. Hãy nghĩ định dạng file RAW như là phim âm bản 35mm, khi cất và bảo quản đúng cách, vẫn có thể sử dụng lại nhiều lần.

Máy ảnh kỹ thuật số: Tốc độ ống kính và độ mở

Máy ảnh kỹ thuật số: Tốc độ ống kính và độ mở

Nói đến ống kính
Nói đến ống kính "nhanh" ý là ánh sáng sẽ vào cảm biến được nhiều hơn và ống kính chậm sẽ cho ít ánh sáng vào hơn. Ảnh: Photographybay.

Tốc độ ống kính (lens speed) không nhằm nói đến tốc độ lấy nét dù cùng đề cập đến tốc độ. Thực tế, "tốc độ ống kính" muốn nói tới lượng ánh sáng vào cảm biến thông qua ống kính. Hãy tưởng tượng một đường hầm xuyên núi to (có nhiều làn xe chạy được) và đường hầm nhỏ. Trong cùng một thời gian, lượng xe đi qua đường hầm to sẽ nhiều hơn. Vì thế khi nói đến ống kính "nhanh", ý nói ánh sáng sẽ vào cảm biến được nhiều hơn và ống kính chậm sẽ cho ít ánh sáng vào hơn.
Nói về tốc độ ống kính, có nghĩa là đang bàn tới độ mở tối đa của ống. Độ mở của ống kính được xác định là đường kính của vòng tròn độ mở ở bên trong ống kính. Đường kính này được biểu thị bằng số f, ví dụ như f/2,8 hoặc f/16.
Số f càng thấp, độ mở càng rộng, ánh sáng vào cảm biến càng nhiều. Những ống kính được gọi là "nhanh" thường có độ mở khoảng từ f/1,4 tới f/2,8. Ngược lại, số f càng lớn thì độ mở càng nhỏ, ánh sáng vào càm biến càng ít. Những độ mở kiểu như f/16 hay f/22 được coi là "chậm".
Tại sao nhiều người cho rằng ống kính "nhanh" lại tốt hơn các ống kính "chậm"? Dựa vào các đặc điểm đề cập ở trên có thể thấy ngay lợi thế của ống kính "nhanh" là nhiều lựa chọn độ mở trong điều kiện ánh sáng yếu, tách được đối tượng ra khỏi cảnh nền mờ hiệu quả hơn.
Do ánh sáng có thể vào nhiều hơn khi để ở chế độ f thấp, thông thường, người chụp sẽ có được ảnh với chất lượng tốt hơn, nhất là trong các điều kiện ánh sáng không được dồi dào.
Ảnh này chụp bằng ống kính Canon 50 mm, độ mở f/1.8. Ảnh: Photographybay.
Ảnh này chụp bằng ống kính Canon 50 mm, độ mở f/1.8.
Ảnh: Photographybay.
Ví dụ, bức ảnh trên sử dụng ống kính Canon 50 mm, độ mở f/1,8 được sử dụng để lấy ánh sáng từ cửa số vào nhiều hơn và tốc độ chụp cũng được đẩy nhanh hơn, ở 1/250 giây.
Với độ mở lớn và tốc độ nhanh, người chụp sẽ giảm thiểu được nguy cơ rung máy hay nhòe hình trong cùng điều kiện ánh sáng.
Ảnh này chụp bằng ống kính 70 - 200 mm, độ mở f/2.8. Ảnh: Photographybay.
Ảnh này chụp bằng ống kính 70 - 200 mm, độ mở f/2.8. Ảnh: Photographybay.
Còn ở bức ảnh chụp em bé này, người chụp sử dụng ống 70 – 200 mm với độ mở f/2,8 khiến cho hậu cảnh trở nên mờ hẳn, đối tượng như được tách biệt bẳn ra, vì thế trông sắc nét và tập trung hơn. Nếu khép độ mở xuống f/8, bông hoa trong cảnh nền sẽ trở nên rõ hơn và người xem sẽ mất tập trung vào đối tượng chính, từ đó làm giảm đi vẻ đẹp của bức ảnh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để độ mở nhỏ cũng tạo nên hiệu ứng nhất định. Như bức ảnh dưới đây chụp quảng trường Ceasar tại Las Vegas (Mỹ), với độ mở f/22, có thể thấy cả các cây cọ lẫn tòa nhà phía sau đều nằm trong tầm nét, tạo một khung cảnh không kém phần ấn tượng.
Quảng trường Ceasar tại Las Vegas (Mỹ). Ảnh: Photographybay.
Quảng trường Ceasar tại Las Vegas (Mỹ). Ảnh: Photographybay.
Để điều chỉnh độ mở trên máy ảnh, người chụp cần tránh chuyển về các chế độ Auto hay Program bởi giá trị độ mở khi đó sẽ được máy ảnh tự động lựa chọn. Hãy chuyển về chế độ "A" hay "Av" (tùy hãng máy) trên vòng điều khiển và chọn thông số độ mở phù hợp với mục đích chụp ảnh và y tưởng khung hình. Máy ảnh sẽ tự tính toán tốc độ cửa trập cho phù hợp. Nhưng cũng nên để mắt tới tốc độ. Nếu tốc độ quá chậm sẽ làm ảnh dễ bị rung, vì thế trong trường hợp này, người chụp lại cần phải mở rộng độ mở thêm 1, 2 giá trị hoặc tăng ISO.
Ống kit đi kèm máy thường là các ống "chậm", chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm. Dải tiêu cự và độ mở thông dụng nhất cho các ống kit là khoảng 18 – 55 mm với f/3,5 – 5,6. Sở dĩ có hai độ mở bởi lẽ ở tiêu cự góc rộng nhất (18 mm) độ mở tối đa sẽ mở được f/3,5, nhưng ở tiêu cự dài nhất (55 mm) độ mở tối đa lúc này không phải là f/3,5 nữa mà đã bị tăng lên thành f/5,6.
Ống kính một tiêu cự (prime) thường là các ống kính "nhanh" nhất bởi độ mở tối đa có thể tăng tới f/1,4, f/1,2 hay thậm chí là f/1. Tuy nhiên, ống kính có độ mở càng lớn, hay nói cách khác, càng "nhanh" sẽ có giá thành càng đắt (chẳng hạn cùng tiêu cự 50 mm của Canon, độ mở f/1,8 có giá khoảng 90 USD, f/1,2 đã lên tới 1.380 USD, f/1 là 4.000 USD). Tương tự, ống kính zoom được coi là "nhanh" nếu cả dải tiêu cự độ mở tối đa vẫn chỉ có một giá trị (như 24 – 70 f/2,8 hay 70 – 200 f/2,8), và tất nhiên các ống "nhanh" này cũng không hề rẻ.
Chính vì giá thành đắt đỏ nên đa số các hãng đều đầu tư khá nhiều công sức và công nghệ cho các ống kính "nhanh" này, biến chúng thành những ống kính đẳng cấp cao (dù không phải là tất cả). Vì thế, bên cạnh lợi thế thu được do độ mở lớn mang lại, người chụp còn được sở hữu những ống kính chất lượng hoàn hảo nhất với các thấu kính được lựa chọn kỹ càng để có thể có được những bức ảnh chất lượng cao.

Olympus Stylus Tough 8010

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough 8010





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcXám
Trọng lượng Camera170g
Loại thẻ nhớ•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)14 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough 8010

Olympus FE-46 227240 Digital Camera

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-46 227240 Digital Camera



Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcĐen
Trọng lượng Camera170g
Loại thẻ nhớ•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)12 Megapixel
 
Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus FE-46 227240 Digital Camera

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More