29.11.11

Những bức ảnh chụp đêm ấn tượng.

Những bức ảnh chụp đêm ấn tượng.


Tạp chí Smashing Magazine giới thiệu bộ sưu tập những bức ảnh chụp đêm ấn tượng thuộc nhiều đề tài khác nhau, như con người, bầu trời, phong cảnh thành phố, thiên nhiên hoang dã... Ngoài việc làm chậm tốc độ màn trập để tạo hiệu ứng ánh sáng, các tác giả còn sử dụng nhiều phương pháp bố cục lạ và các kỹ thuật khác nhau nhằm nhấn mạnh chủ thể. Nhiễu và độ nét không tốt, vốn là hai vấn đề nan giải của nhiếp ảnh đêm, đã được giải quyết bằng cách hạ tới tối đa giá trị nhạy sáng ISO và xử lý hậu kỳ bằng các phần mềm máy tính.

Kỹ thuật chụp ảnh đẹp: Chụp ảnh đêm.

Kỹ thuật chụp ảnh đẹp: Chụp ảnh đêm.

Xem thêm Những bức ảnh chụp đêm ấn tượng

Công nghệ kỹ thuật số phát triển giúp việc chụp hình trong đêm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ảnh: Alcove.
Chụp ảnh đêm là sở thích và cũng là đam mê của nhiều người cầm máy ảnh kỹ thuật số. Ngoài việc thành thạo kỹ thuật sử dụng thiết bị, bạn còn phải luyện thêm cho mình "óc quan sát" thật tốt và tính kiên trì cao độ. Bởi để thu được một bức ảnh ưng ý, bạn phải thay đổi góc máy ảnh kỹ thuật số liên tục và thử nghiệm với nhiều thiết lập khác nhau.
Sau đây là một vài kinh nghiệm "phơi đêm" theo gợi ý của trang web Basic Digital Photography.
1. Thiết bị

Chân máy là thiết bị
Chân máy là thiết bị "tối quan trọng" trong các cuộc săn ảnh đêm. Ảnh: AlzoDigital.

Trước mỗi cuộc "săn ảnh đêm", bạn nên quan tâm một chút tới các thiết bị sẽ mang theo người. Sau đây là một vài điểm cần chú ý:
- Luôn sạc đầy pin cho máy ảnh.
- Đem theo một chân máy ảnh kỹ thuật số thật vững để hạn chế tối đa hiện tượng rung lắc do gió hoặc do màn trập gây ra. Thao tác nhấn nút chụp trên thân camera cũng khiến ảnh bị nhòe, do vậy, bạn nên đầu tư một thiết bị điều khiển từ xa hoặc dây bấm mềm. Nếu không có điều kiện, hãy sử dụng tính năng chụp hẹn giờ tự động cho máy ảnh (thiết lập thời gian tối thiểu khoảng 10 hoặc 15 giây).
- Mang theo đèn pin để dễ dàng di chuyển trong đêm cũng như giúp bạn nhìn thấy các phím điều khiển trên mặt máy ảnh trong trường hợp thiếu sáng nghiêm trọng.
- Sử dụng ống kính góc rộng với độ mở lớn để chụp phong cảnh. Ống một tiêu cự thường thỏa mãn rất tốt điều kiện này.
2. Các bước tiến hành

Đưa máy ảnh về chế độ chỉnh tay hoàn toàn để thiết lập các thông số nhạy sáng, khẩu độ và tốc độ màn trập. Ảnh: Lifehacker.
Đưa máy ảnh về chế độ chỉnh tay hoàn toàn để thiết lập các thông số nhạy sáng, khẩu độ và tốc độ màn trập. Ảnh: Lifehacker.

- Đưa máy ảnh kỹ thuật số về chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn (thường có ký hiệu M trên đĩa xoay chọn chế độ).
- Thiết lập khẩu độ lớn nhất có thể (chỉ số f-stop nhỏ) và tốc độ màn trập chậm để thu được nhiều ánh sáng. Không nên đặt giá trị ISO quá lớn vì ảnh thu được có thể sẽ rất nhiễu.
- Sử dụng điều khiển từ xa hoặc dây bấm mềm để khởi động việc chụp hình trên camera. Không nên nhấn nút chụp trên thân máy vì việc này có thể dẫn tới rung lắc nhẹ kể cả khi thiết bị đã "yên vị" trên một chân máy rất chắc chắn.
- Kiểm tra bức ảnh vừa nhận được bằng cách ngắm qua màn LCD hay chính xác nhất là so sánh đồ thị (histogram) biểu diễn phân bố sáng tối của ảnh vừa chụp với một bức có độ sáng chuẩn bất kỳ. Nếu ảnh quá sáng hoặc quá tối, hãy điều chỉnh thời gian phơi sáng giảm xuống hoặc tăng lên tương ứng. Thông thường, nên đặt giá trị khẩu độ cố định trong suốt quá trình chụp thử để tiện cho việc tinh chỉnh thời gian phơi sáng sau này.
3. Một số điểm cần lưu ý
Nếu đã gắn máy ảnh lên chân máy để thực hiện phơi sáng lâu, bạn nên tắt chức năng ổn định hình ảnh. Nếu không, cơ chế này có thể hoạt động ngay cả khi máy ảnh không bị rung do phán đoán sai của cảm biến điều hướng gắn trong ống kính (chống rung quang học) hay trên thân máy (chống rung cảm biến). Do vậy, ảnh thu được thường có một vài vệt nhòe rất khó khắc phục.

Đa phần máy ảnh thường rất khó lấy nét tự động và đo sáng không chính xác trong đêm. Do đó, nên đưa ống kính về chế độ lấy nét thủ công hoặc cố gắng lấy nét tự động vào vật sáng hơn nằm bên cạnh đối tượng chính mà bạn muốn chụp. Ước lượng thời gian mở cửa trập, sau đó chụp thử và điều chỉnh dần dần để ảnh thu được không bị quá sáng hay quá tối.
4. Một số kỹ thuật chụp ảnh đêm cơ bản

Kỹ thuật tạo vệt sáng. Ảnh: Digital Photography School.
Kỹ thuật tạo vệt sáng. Ảnh: Digital Photography School.

- Kỹ thuật tạo vệt sáng (Light Streaks): Hãy cố gắng kiếm một hay nhiều nguồn sáng di chuyển, chẳng hạn dòng xe đang di chuyển trên đường. Do thời gian mở cửa trập lâu nên tất cả những chuyển động này sẽ được ghi lại và tạo nên những vệt sáng mảnh chạy dài trên ảnh.
Bạn cũng có thể tự tạo ra những vệt sáng này bằng cách kết hợp khéo léo giữa điều chỉnh ống zoom và tốc độ phơi sáng. Kỹ thuật đó chỉ thực hiện được trên các máy ảnh DSLR được trang bị ống kính đa tiêu cự. Trước hết, bạn hãy thiết lập tiêu cự về mức thấp nhất để thu được toàn cảnh. Sau khi nhấn nút chụp, nhẹ nhàng điều chỉnh ống kính về mức tiêu cự lớn hơn trong suốt quá trình cửa trập mở. Như vậy, các nguồn sáng tĩnh sẽ kéo thành một vệt dài trên ảnh do hiệu ứng zoom của ống kính.
Sử dụng đèn pin để tạo ra những hiệu ứng lạ trên ảnh. Ảnh: Funonthenet.
Sử dụng đèn pin để tạo ra những hiệu ứng lạ trên ảnh. Ảnh: Funonthenet.
- Kỹ thuật tạo hiệu ứng bằng ánh sáng: Trong quá trình cửa trập mở, bạn có thể sử dụng đèn pin hoặc các nguồn sáng nhân tạo khác để bổ sung thêm hiệu ứng cho chủ thể của ảnh. Bạn cũng có thể tạo ra những hình vẽ rất ngộ nghĩnh bằng cách di chuyển nguồn sáng nhân tạo ngang qua ống kính như kỹ thuật Light Streaks ở trên.
- Kỹ thuật tạo bóng ma: Đây là một mẹo vui cho những người muốn tự tạo ra những bức ảnh ma kỳ bí mà không phải dùng đến Photoshop. Ví dụ, nếu tốc độ màn trập là 10 giây, bạn phải ra đứng trước máy ảnh trong khoảng 4 giây (không được cử động mạnh vì sẽ gây ra nhòe). Sau đó, bạn phải chạy thật nhanh ra khỏi tầm ngắm của ống kính. Trong thời gian phơi sáng 6 giây còn lại, hình ảnh của phần cảnh vật phía sau sẽ được ghi lại. Trên bức ảnh thu được, phần cảnh vật này sẽ đè lên bạn, khiến người xem có cảm giác dường như bạn... trong suốt. Có thể sử dụng kỹ thuật đồng bộ chậm đèn flash (Front Curtain Sync) để tạo ra hiệu ứng tương tự.

Mẹo chụp ảnh: Khả năng ảo thuật của ống kính.

Mẹo chụp ảnh: Khả năng ảo thuật của ống kính.

Ảnh: Ron Brinkmann.
Ảnh: Ron Brinkmann.
Nếu nhìn bức ảnh chụp bông hoa ở trên, hẳn sẽ không thấy có điều gì khác biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, bông hoa này đã được chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số với một chiếc bút chì được buộc chắn ngay phía trước ống kính. Điều kỳ lạ là ở bức ảnh, chiếc bút chì đã biến mất hoàn toàn.
Chiếc máy ảnh để chụp hình bông hoa ở trên. Ảnh:
Chiếc máy ảnh kỹ thuật số để chụp hình bông hoa ở trên. Ảnh: Digitalcomposting.
Không đi sâu vào các đặc tính của thấu kính, hiện tượng này về cơ bản dựa trên thực tế rằng với độ mở lớn, ánh sáng được thu nhận từ gần như toàn bộ bề mặt của ống kính và được ghi lại trên các điểm ảnh của cảm biến. Khi khép dần khẩu độ, diện tích lấy sáng trên ống kính bị giảm dần, vì thế, các vật thể trước ống kính sẽ bị lộ dần ra. Do đó với độ mở lớn, và nhất là do các điểm lấy nét thường ở khá xa ống kính, vật thể ở ngay phía trước ống sẽ bị xóa gần như hoàn toàn, sự ảnh hưởng của các vật này lên bức ảnh cuối chỉ là độ sáng bị giảm đi một chút do nó chắn một phần ánh sáng vào ống kính.
Dưới đây là hai bức ảnh được chụp để so sánh với cùng độ mở, cùng tốc độ, cùng điều kiện ánh sáng và ISO. Bức bên phải sáng hơn do không có bút chặn, trong khi bức bên trái cũng y hệt như vậy, chỉ tối hơn một chút.
Có bút chặn.Không có bút chặn. Ảnh: Ron Brinkmann.
Đặc tính hữu ích này của ống kính sẽ giúp người chụp yên tâm phần nào về việc liệu các vết xước hay bụi trên bề mặt ống hoặc kính lọc có ảnh hưởng đến chất lượng bức ảnh cuối hay không. Với độ mở lớn, các vết này hầu như sẽ không xuất hiện, trừ phi bạn chụp macro với đối tượng ở rất gần ống kính. Các vết mờ nhìn thấy trên ảnh (nếu có) chủ yếu là do bụi trên cảm biến hơn là trên ống kính.
Ngoài ra, khi chụp mưa hoặc đứng gần thác nước, người chụp cũng không cần quá lo lắng về việc những hạt nước hay màn nước li ti trước ống kính có thể làm xấu đi bức ảnh cần chụp.

Kỹ thuật chụp ảnh: Ánh sáng trong nhiếp ảnh.

Kỹ thuật chụp ảnh: Ánh sáng trong nhiếp ảnh.


Ánh sáng quyết định sự thành bại của mỗi bức ảnh. Ảnh: Nguyễn Tiến Hòa.
Ánh sáng quyết định sự thành bại của mỗi bức ảnh. Ảnh: Nguyễn Tiến Hòa.

Những người mới chơi thường không đánh giá cao vai trò của ánh sáng trong quá trình tạo nên một bức ảnh. Ánh sáng quyết định các thông số thiết lập trên máy ảnh kỹ thuật số như: tốc độ cửa trập, khẩu độ và ISO. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học, các thế hệ máy ảnh kỹ thuật số mới ngày càng "thông minh" lên. Những thao tác tinh chỉnh phức tạp bằng tay giờ đây có thể được tự động căn chỉnh bằng thuật toán trong máy. Công việc của con người nhiều khi chỉ đơn giản là...ngắm và chụp (point and shoot). Tuy nhiên, không phải cứ để cho máy ảnh kỹ thuật số quyết định hay nắm rõ kỹ thuật chụp là có được những bức ảnh hoàn hảo.
Ánh sáng còn quyết định cách bố cục các đối tượng trong ảnh và thời khắc bấm máy. Bạn có thể cho rằng, một nhiếp ảnh gia giỏi luôn biết cách tạo nên những bức hình đẹp bất kể là lúc ban trưa, bình minh hay hoàng hôn. Tuy nhiên, nếu đã là một tay máy "có hạng", chẳng ai dại làm khó bản thân bằng cách "thách thức" với những điều kiện ánh sáng phức tạp. Một bức ảnh chân dung đơn thuần chụp vào giữa trưa nắng thường không lột tả hết vẻ đẹp của đối tượng cũng như mối liên hệ với môi trường xung quanh. Khi ánh sáng gắt hắt mạnh từ trên xuống, mặt người sẽ tối đi trông thấy. Trong trường hợp này, hầu như không còn khái niệm "phơi sáng chuẩn". Muốn đối tượng chính sáng hơn, bạn buộc phải nâng thời gian mở cửa trập. Hậu quả là các mảng hậu cảnh phía sau sẽ bị "cháy" nghiêm trọng tạo nên những mảng loang lổ rất nghịch mắt. Ngược lại, muốn hậu cảnh đỡ "cháy", bạn sẽ phải giảm tốc độ màn trập. Mặt đối tượng lúc này lại thiếu sáng. Tối ưu hóa dải tương phản bằng thuật toán trong máy hay sử dụng phần mềm xử lý ảnh có lẽ là giải pháp hợp lý, nhưng không phải lúc nào cũng áp dụng được. Hiện tượng trên cũng hay gặp khi chụp ảnh phong cảnh có nhiều khu vực tương phản cao như bầu trời - tòa nhà, sân nắng - bóng cây...
Khung giờ vàng để bấm máy là lúc 6h30 đến 8h30 sáng và 5h đến 6h30 chiều. Ảnh: Trần Xuân Quang.
Khung giờ vàng để bấm máy là lúc 6h30 đến 8h30 sáng và 5h đến 6h30 chiều. Ảnh: Trần Xuân Quang.
Một chiếc máy ảnh dù là đơn giản nhất vẫn có thể cho ảnh đẹp nếu điều kiện chiếu sáng hợp lý. Với dân chơi ảnh già dặn kinh nghiệm, thời khắc bấm máy lý tưởng trong ngày thường vào khoảng một đến hai giờ sau bình minh hoặc hoàng hôn. Ở các nước Đông Nam Á, "khung giờ vàng" là lúc 6h30 - 8h30 sáng và 5 - 6h30 chiều.
Có ba lý do để bạn nên tập "bắt hình" vào thời điểm này:

1. Ánh sáng chiếu xiên giúp nhấn mạnh hình dạng và kết cấu vật thể, gây hiệu ứng đổ bóng và tạo ra những mảng tương phản tự nhiên.

2. Ánh nắng ấm hơn so với buổi trưa, các màu sắc hiện lên rực rỡ và tươi tắn. Ngoài ra, cân bằng trắng của máy thường làm việc tốt nhất vào thời điểm này khiến ảnh đỡ bị xỉn hay ngả lạnh.

3. Ánh sáng đỡ gắt hơn buổi trưa, do đó, các mảng giao giữa tiền cảnh và hậu cảnh mềm hơn, ít khi xảy ra hiện tượng cháy sáng.
Ngoài ra, việc di chuyển và chụp ảnh vào "khung giờ vàng" thường đỡ vất vả, đặc biệt là vào những ngày hè nắng chói chang.

Thời khắc bấm máy chỉ chênh nhau một chút nhưng hiệu quả nhấn mạnh lại khác hẳn nhau. Ảnh: Digital Photography School.
Thời khắc bấm máy ảnh kỹ thuật số chỉ chênh nhau một chút nhưng hiệu quả nhấn mạnh lại khác hẳn nhau.
Ảnh: Digital Photography School.

Khi đã chọn được thời điểm phù hợp, bạn còn phải quan tâm đến thời khắc chính xác để bấm máy. Lấy hai ảnh trên làm ví dụ, mặc dù thời khắc bấm máy chỉ chênh 18 giây song hiệu quả nhấn mạnh của mỗi bức lại khác hẳn nhau. Ở đây, không so sánh xem ảnh nào đẹp hơn mà chỉ đi vào phân tích mục đích của tác giả trong việc vận dụng ánh sáng. Nếu muốn một bức ảnh với ánh sáng khuếch tán đều, các vùng giao không quá sắc cạnh và độ tương phản thấp, nên chụp vào lúc trời có mây hoặc nắng nhẹ. Ngược lại, nếu muốn ảnh có điểm nhấn ở cách đổ bóng, độ tương phản cao, các chi tiết sắc nét, bạn hãy chụp vào lúc nắng chiếu xiên, cường độ sáng mạnh.
Nghệ thuật nhiếp ảnh coi trọng yếu tố thiết bị. Tuy nhiên, chụp thứ gì và chụp như thế nào lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Nếu kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hướng đến ảnh (trong đó có ánh sáng), bạn vẫn có thể thu được những bức hình đẹp dù trong tay chỉ có chiếc camera phone rẻ tiền.
Trần Hạ

Kỹ thuật chụp ảnh:Tận dụng hiệu ứng ống kính góc siêu rộng

Kỹ thuật chụp ảnh:Tận dụng hiệu ứng ống kính góc siêu rộng

Ảnh: Digitalphotographyschool.
Với ống góc siêu rộng, người xem sẽ có cảm giác gần sát ngay khung cảnh trong ảnh hay thậm chí ở trong khung cảnh chụp. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Hầu hết ống kit của các máy ảnh kỹ thuật số DSLR thông thường đều đã là ống góc rộng với tiêu cự 18mm. Tính tương đương trên máy phim, ống này sẽ trở thành 27mm trên các máy ảnh kỹ thuật số cảm biến cỡ APS-C, đủ rộng chụp trong hầu hết mọi trường hợp.
Thường trên các máy ảnh kỹ thuật số phải nhân hình, ống 30 – 35mm sẽ được coi là ống tiêu chuẩn (Normal) bởi sẽ có cùng trường ảnh như mắt người. Nếu góc xuống 18mm, trường ảnh sẽ gần như tăng gấp đôi, còn nếu xuống 12mm, sẽ tăng thêm khoảng 50% nữa. Các ống có tiêu cự ngắn hơn 16mm đã được coi là ống góc siêu rộng rồi, và với những ống này thì khung cảnh thu được trong khuôn hình đủ rộng để mắt người ngoài thực địa phải quay đầu mới có thể bắt được những góc nhìn lớn như vậy.
Tuy nhiên, khi thu quá nhiều khung cảnh vào một khuôn hình, các ống góc rộng có xu hướng sẽ cường điệu hóa phối cảnh, theo đó, các cạnh sẽ bị méo đi, khoảng cách giữa các đối tượng tiền cảnh và hậu cảnh dường như bị kéo dài ra một cách bất thường, các đường vốn thẳng sẽ bị xiên và có xu hướng giao nhau…
Với ống kính góc siêu rộng, rất nhiều đối tượng sẽ được thu lại vào khung hình. Có đối tượng ở vùng sáng, có đối tượng ở vùng tối, có đối tượng gần, có đối tượng xa… Chính vì bao hàm quá nhiều đối tượng với quá nhiều không gian và độ tương phản khác nhau mà nếu không khéo thì dải tương phản động của DSLR sẽ trở nên bất lực trong việc lột tả các chi tiết của toàn bộ các đối tượng này.
Phối cảnh thông thường giờ đây cũng sẽ được thể hiện bằng một phong cách khác. Với ống góc siêu rộng, người xem sẽ có cảm giác gần sát ngay khung cảnh trong ảnh hay thậm chí ở trong khung cảnh chụp. Khác với các ống tele có xu hướng bẹp hóa trường ảnh, đẩy đối tượng ra xa hơn khoảng cách thực từ mắt người xem, ống góc siêu rộng lại phồng hóa khoảnh cách này lên, đồng thời đẩy đối tượng ra xa hơn.
Do độ sâu truờng ảnh bị cường điệu hóa nên khoảng nét của toàn bộ bức ảnh sẽ khó đạt được, chẳng hạn như với những ống 10 – 12mm thì kể cả khép khẩu xuống f/11 hay f/13 cũng chỉ giải quyết được phần nào vấn đề. Vì thế mà người chụp cần phải quyết định xem lên lấy nét vào đâu hay phải dùng phương pháp lấy nét vô cực để tạo độ sâu trường ảnh lớn hơn. Việc chọn điểm lấy nét không gì khác hơn là phải thử để tìm ra cách tối ưu cho mỗi máy ảnh kỹ thuật số và ống kính của riêng mình.
Dễ bị lóa sáng cũng là một điểm yếu của ống kính góc siêu rộng. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Dễ bị lóa sáng cũng là một điểm yếu của ống kính góc siêu rộng. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Một vấn đề khác nảy sinh đối với ống siêu rộng đó là đôi khi đối tượng ở cảnh thực có khoảng cách không xa nhưng trên ống kính do cường điệu hóa nên lại khá nhỏ và khó để có thể khóa nét. Và với khoảng cách chỉ vài mét là các ống góc rộng có xu hướng đoán điểm nét thay vì khóa nét chính xác. Vì thế cố gắng thực hành lấy nét bằng tay để hiệu quả hơn.
Dễ bị lóa sáng cũng là một điểm yếu của ống góc siêu rộng. Vì thế hay luôn tâm niệm chỉ chụp vào các "giờ vàng" trong ngày như sáng sớm, chiều muộn hay nếu chụp giữa trưa thì nên chụp trong nhà.
Với việc sử dụng kỹ thuật khép khẩu để tăng khoảng nét trong khi lại phải chụp vào các "khung giờ vàng" vốn có ánh sáng yếu, gần như chắc chắn sử dụng ống góc siêu rộng nên đi kèm với chân máy. Tất nhiên, không nên áp dụng cứng nhắc cho các trường hợp như chụp đường phố, nhưng đối với các thể loại như ảnh kiến trúc hay phong cảnh thì có thêm một chân máy sẽ chỉ làm cho bức ảnh chất lượng tốt lên.
Một lưu ý nhỏ khi chụp ảnh kiến trúc là độ tương phản quan trọng hơn là độ phân giải, vì thế hãy cố gắng lấy nét vào những vùng các đường nét thẳng bị nghiêng vào nhau do hiệu ứng xiên. Còn với chụp chân dung, ống góc siêu rộng sẽ không thích hợp, chỉ trừ khi người chụp muốn thể hiện kiểu chân dung khôi hài như các tranh biếm hóa vẫn thường thể hiện.
Tuy nhiên, chính do yếu tố cường điệu hóa dẫn tới khôi hài về phối cảnh thực của ống góc siêu rộng mà thể loại ống này sẽ giúp người chụp có lợi thế bởi ngay từ đầu nó sẽ bắt mắt người xem bằng việc biến cái bình thường thành cái bất thường của nó. Vấn đề giờ chỉ là người chụp nào thể hiện được câu chuyện với ống góc rộng hay hơn, sáng tạo hơn mà thôi.
Cố gắng đưa vào tiền cảnh một hay một vài đối tượng thú vị. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Cố gắng đưa vào tiền cảnh một hay một vài đối tượng thú vị. Ảnh: Digitalphotographyschool.
Trang web về nhiếp ảnh Digital Photography School đã tổng hợp cách tận dụng hiệu ứng ống góc siêu rộng thành 8 nguyên tắc cơ bản.
1. Cố gắng đưa vào tiền cảnh một hay một vài đối tượng thú vị, nếu không bức ảnh của bạn sẽ rất nhiều thứ mà thứ nào cũng nhạt nhòa. Ví như chụp ảnh phong cảnh thì tiền cảnh nên có một vài bông hoa hay vân đá của những hòn đá…
2. Tìm kiếm những đường nét mạnh trong bố cục tạo hình bởi những đường này sẽ càng ấn tượng hơn với trường ảnh cường điệu.
3. Chọn những ngày trời đẹp để ống góc rộng có thể thể hiện được khoảng mênh mông của bầu trời điểm theo những đường nhấn của những đám mây.
4. Nếu chụp các tòa nhà, giữ cho máy ảnh kỹ thuật số càng ngang bằng càng tốt.
5. Nên sử dụng ống phân cực để có thể tái hiện thêm màu sắc cho ảnh.
6. Chụp càng gần đối tượng càng tốt, bởi càng gần thì độ cường điệu đối tượng càng cao.
7. Do góc quá rộng nên chú ý đừng để những thứ tưởng chừng ngoài ảnh như chân người chụp hay chân máy bị lọt vào ảnh mà không biết.
8. Khi chụp phong cảnh, tốt nhất nên dùng chân máy.
Nguyễn Hà

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough-6000

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough-6000





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus Stylus Tough Series
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcVàng
Trọng lượng Camera150g
Loại thẻ nhớ•  MicroSD Card (microSD) 
•  xD-Picture Card (xD) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)10 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough-6000

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough-6010

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough-6010





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus Stylus Tough Series
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcĐỏ
Trọng lượng Camera180g
Loại thẻ nhớ•  MicroSD Card (microSD) 
•  xD-Picture Card (xD) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)12 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough-6010

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough-6020

Máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough-6020





Thông tin chung
Hãng sản xuấtOlympus Stylus Tough Series
Độ lớn màn hình LCD (inch)2.7 inch
Màu sắcBạc
Trọng lượng Camera180g
Loại thẻ nhớ•  Secure Digital Card (SD) 
•  SD High Capacity (SDHC) 
Cảm biến hình ảnh
Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng)14 Megapixel


Xem thêm máy ảnh kỹ thuật số Olympus Stylus Tough-6020

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More