1.12.11

Kỹ thuật chụp ảnh: Chuẩn bị cho thể loại ảnh macro

Kỹ thuật chụp ảnh: Chuẩn bị cho thể loại ảnh macro

   Kỹ thuật chụp ảnh: Rực rỡ ngày hè với ảnh macro.
Ảnh chụp từ máy ảnh Canon S90 – chế độ macro. Ảnh: Nhật Thanh.
Ảnh chụp từ máy ảnh kỹ thuật số Canon S90 – chế độ macro. Ảnh: Nhật Thanh.
Ảnh chụp cận cảnh hay còn gọi là chụp macro luôn gây hứng thú cho người chụp và người xem bởi nó mang lại những góc nhìn hoàn toàn mới lạ mà mắt thường khó hoặc không thể nhìn thấy. Ảnh macro có khả năng làm cho những chủ thể quá quen thuộc và thậm chí xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống như hoa, cỏ, ruồi, mầm cây… trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
Theo quy ước chung, chụp macro là chụp cận cảnh với độ phóng đại lớn hơn hoặc bằng 1:1, có nghĩa là chủ thể phải choán một vị trí lớn trên phim hoặc sensor, bằng hoặc hơn kích thước thật của nó ngoài đời. Ví dụ, mắt chuồn chuồn có đường kính 5mm thì ảnh của nó trên phim hoặc sensor cũng có kích thước không nhỏ hơn 5mm hoặc phóng đại hơn.
Chất lượng hình ảnh và khả năng macro có thể khác nhau, nhưng bất kỳ máy ảnh kỹ thuật số nào, từ compact tới DSLR với các ống kính chuyên dụng đều cho những bức ảnh "đáng nhớ". Với sự đầu tư nho nhỏ về kỹ thuật và phụ kiện, thiết bị khiêm tốn cũng có thể đem lại hiệu quả đáng kể trong nhiều bối cảnh chụp thông thường.
Ảnh chụp bằng Canon 50D với ống macro 100mm - ảnh Duy-My – Nam Cát Tiên
Ảnh chụp bằng Canon 50D với ống macro 100mm. Tác giả: Duy-My – Nam Cát Tiên.
Kỹ thuật chụp là một câu chuyện dài nhiều tập, nhưng hầu hết là giống nhau cho dù dùng "đồ chơi" gì, và khi nắm được "yếu lĩnh cơ bản" thì sẽ phát huy tối đa "vũ khí" trong tay.
Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng các thiết bị sau:
· Thân máy: Hệ thống máy ảnh kỹ thuật số có thể hoán đổi ống kính (SLR, mirrorless).
· Hệ ống kính: Ống chuyên macro đem lại tỷ lệ phóng đại 1:1 với các tiêu cự khác nhau, hệ thống kính lúp (close-up) lens, hệ thống ống kéo dài và tăng tele (extension tube, bellow, teleconverter), vòng đảo đầu để gắn thêm ống kính với chiều nghịch đảo, và sự phối hợp của tất cả các ống kính trên.
· Thiết bị ánh sáng: Đèn chuyên dụng (ring flash, twin flash …) kể cả đèn không dây, tản sáng và hắt sáng.
· Thiết bị giúp chống rung: Chân ba (tripod), đầu gá (ballhead), túi cát, túi hạt đậu, dây bấm mềm chụp từ xa.
· Thiết bị hỗ trợ lấy nét: Kính ngắm chuyển hướng (angle viewfinder), ray trượt.
Sony compact H9 với close up filter - Ảnh DuyMy – Nam Cát Tiên.
Ảnh chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số Sony H9 với close up filter. Tác giả: DuyMy – Nam Cát Tiên.
Những người dùng máy compact muốn chụp macro có thể dùng thiết bị gì? Với máy compact, bạn nên lưu ý tới những mẫu có thể lắp thêm lens adapter, có nghĩa là có khả năng sử dụng kính lúp phóng đại (close up filter) chuyên nghiệp. Một máy ảnh siêu zoom giá mềm, ví dụ Sony H9, gắn thêm close up filter Canon 500D, đèn flash thường và tản sáng tự tạo cộng với luyện tập và xử lý hậu kỳ đã chụp được tấm hình trên.
Với tay chơi DSLR thông thường, nếu muốn chụp thể loại này, ống kính macro là cần thiết. Ống macro tuy không thiết kế để tối ưu hóa chân dung, nhưng chỉ cần một chiếc 60mm hoặc 90mm là có thể "một mũi tên trúng hai đích" mà không cần đầu tư quá nhiều. Có flash rời càng tốt nhưng với flash sẵn trên máy cộng với sự sáng tạo từ các miếng nhựa trắng, hoặc vài chục nghìn đồng là đã có thể có một cái tản sáng.
Tản sáng cho pop-up flash. Ảnh: Nhật Thanh.
Tản sáng cho pop-up flash. Ảnh: Nhật Thanh.
Với máy ảnh compact, để chụp được ảnh cận cảnh tốt, người chụp nên chọn chế độ macro. Ở máy siêu zoom có thể kéo zoom tối đa, và lưu ý một vài khẩu quyết:
· Tìm chủ thể càng đơn giản càng tốt.
· Đưa máy lại càng gần càng tốt để chủ thể choán phần lớn diện tích khung hình (trong khả năng lấy nét của thiết bị).
· Thử ở mọi góc độ để tìm góc đẹp nhất.
· Lưu ý hậu cảnh ít yếu tố gây phân tâm nhất: hậu cảnh sẫm và/hoặc càng xa càng tốt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More